Trình Chính phủ Đề án Bảo hiểm bảo lãnh thông quan: Tiếp tục mục tiêu đơn giản thủ tục
Hàng hóa XNK tại cảng Hải Phòng. Ảnh: N.Linh |
Phù hợp với thông lệ quốc tế
Theo đó, mục tiêu của Đề án là tạo thuận lợi cho các hoạt động nhập khẩu hàng hóa, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính, đảm bảo hàng hóa được thông quan, giải phóng nhanh chóng, giảm chi phí cho doanh nghiệp do phải lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu.
Trước đó, tại Quyết định 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xây dựng Đề án thí điểm thực hiện cơ chế bảo lãnh thông quan đối với một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành.
Quá trình nghiên cứu tính khả thi của cơ chế bảo lãnh thông quan đã được Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành (Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện trên cơ sở tham khảo các tài liệu do Liên minh tạo thuận lợi thương mại Toàn cầu (GATF) và khảo sát thực tế tại Hoa Kỳ năm 2018.
Theo Bộ Tài chính, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, về phạm vi áp dụng thí điểm cũng cần được nghiên cứu mở rộng, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành mà có thể áp dụng bảo lãnh về thời hạn nộp thuế, bảo lãnh trong việc chậm nộp một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (như: Giấy chứng nhận xuất xứ; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; Kết quả kiểm tra chuyên ngành), bảo lãnh để đảm bảo công tác quản lý giám sát hải quan đối với hàng hóa thuộc diện miễn thuế, không chịu thuế, hoặc thuộc diện chờ kết quả kiểm tra về mã số, trị giá của cơ quan hải quan…
Việc triển khai trong các lĩnh vực quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ tạo thuận lợi trong việc thực hiện thủ tục hải quan của doanh nghiệp, cũng như đảm bảo việc tuân thủ toàn diện pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các chính sách pháp luật về quản lý chuyên ngành.
Do vậy, theo Bộ Tài chính để đảm bảo cơ sở pháp lý và tiến độ triển khai, sớm đưa việc áp dụng cơ chế bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, giảm thời gian thông quan hàng hóa, nhưng vẫn đảm bảo công tác giám sát, quản lý của cơ quan Hải quan, Bộ đề xuất sửa đổi lại tên đề án là Đề án bảo hiểm bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính hiện nay, vấn đề tạo thuận lợi thương mại đang là một xu thế toàn cầu lan tỏa tới tất cả các quốc gia với mục tiêu phát triển ngoại thương và tăng sức cạnh tranh, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Đặc biệt khi Việt Nam đã thông qua Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO (TFA) vào ngày 15/12/2015 và góp phần đưa Hiệp định chính thức đi vào hiệu lực từ ngày 22/2/2017 sau khi có 112 nước thành viên thông qua Hiệp định, đã khẳng định những cam kết của Việt Nam trong việc đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo thuận lợi cho thương mại, kinh tế phát triển. Theo đó, việc xác định những tồn tại kìm hãm thương mại phát triển chính là tiền đề để hiện thực hóa những cam kết đã nêu trong TFA và việc áp dụng cơ chế bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng thể hiện một phần cam kết của Việt Nam khi tham gia Hiệp định này.
Trong nước, theo đánh giá, xếp hạng của các tổ chức quốc tế, môi trường kinh doanh năm 2018 của Việt Nam được cải thiện 13 bậc so với năm 2016. Kết quả cải thiện nhanh, rõ nét của môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, được doanh nghiệp và người dân ghi nhận.
Mặc dù vậy, xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam mới ở mức trung bình khá trên bình diện quốc tế (xếp thứ 69/190 về môi trường kinh doanh, thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh). Trong khu vực ASEAN vẫn chưa vào nhóm 4 nước dẫn đầu (đứng thứ 5 về môi trường kinh doanh, thứ 7 về năng lực cạnh tranh). Bên cạnh một số chỉ số có mức cải thiện nhanh, vẫn còn nhiều chỉ số cải thiện chậm.
Nguyên nhân là do số lượng thủ tục nhiều, thời gian giải quyết thủ tục thường kéo dài; chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp chưa cao... Điều này xuất phát từ thực tế là sau thủ tục thành lập, chi phí hoạt động của doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Cùng với đó, những cải cách về quản lý kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh được các chuyên gia đánh giá mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa mang tính hệ thống.
Tiếp tục mục tiêu cải cách
Để đạt được mục tiêu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cùng với việc đẩy nhanh tiến trình thực hiện cam kết TFA, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan nội dung này, với mục tiêu đến năm 2020 môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình ASEAN 3 - trong đó thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới là dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu và dưới 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu.
Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu Việt Nam cần thực hiện quyết liệt cải cách, đổi mới áp dụng phương pháp quản lý phù hợp tạo thuận lợi thương mại, thông quan nhanh chóng, trong đó việc áp dụng cơ chế bảo lãnh thông quan của một số nước phát triển trên thế giới như: Mỹ, Canada, Nhật Bản,… sẽ là công cụ giúp cho cơ quan Hải quan nâng cao năng lực quản lý, nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, giúp cho hàng hóa được thông quan nhanh chóng, giảm chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần mở rộng loại hình kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
Mục đích của Đề án bảo hiểm bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh như sau: Đảm bảo thực thi đầy đủ Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan, Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TF) và các Hiệp định Thương mại mà Việt Nam là thành viên. Tạo thuận lợi cho các hoạt động nhập khẩu hàng hóa, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính, đảm bảo hàng hóa được thông quan, giải phóng nhanh chóng, giảm chi phí cho doanh nghiệp do phải lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu. Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hải quan, giảm thiểu rủi ro do việc không chấp hành pháp luật về thuế, về hải quan, về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,… của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng một công cụ bảo lãnh mới để đảm bảo việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp; chuyển việc quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan chờ thông quan; hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế, hoàn thuế hoặc không chịu thuế chờ hoàn thành thủ tục quyết toán với cơ quan hải quan cho tổ chức kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bảo lãnh thông quan hàng hóa nhập khẩu; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa được lựa chọn tổ chức bảo lãnh có uy tín, thuận lợi, chi phí cạnh trạnh để đứng ra bảo lãnh cho thông quan hàng hóa với cơ quan Hải quan. |
Tin liên quan
Hải quan Bắc Ninh làm thủ tục thông quan cho gần 1,2 triệu tờ khai
12:00 | 12/12/2024 Hải quan
Doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường 471 tỷ đồng thiệt hại của bão số 3
14:49 | 08/12/2024 Tài chính
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
20:27 | 07/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%
23:32 | 25/12/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 12/2024
15:27 | 25/12/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ngãi phấn đấu thu NSNN vượt chỉ tiêu năm 2025
08:58 | 25/12/2024 Hải quan
Hải quan Việt Nam – Hàn Quốc ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên
08:58 | 25/12/2024 Hải quan
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
15:50 | 24/12/2024 Hải quan
Báo chí luôn sát cánh cùng các hoạt động của ngành Hải quan trong năm 2024
15:47 | 24/12/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Nam hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
11:13 | 24/12/2024 Hải quan
Cục Hải quan Hà Nội có nhiều dấu ấn trong thực hiện nhiệm vụ năm 2024
11:08 | 24/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
10:18 | 24/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
08:43 | 23/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%
Công an điều tra đường dây nhập lậu lợn quy mô lớn
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics