Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022
Phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2022 phải đảm bảo nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ảnh minh họa: ST |
Định mức chi ngân sách giảm dần theo các bậc biên chế
Theo Nghị quyết này, về nguyên tắc, việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN phải phù hợp với khả năng cân đối NSNN năm 2022, kế hoạch tài chính – NSNN giai đoạn 2022-2024, kế hoạch tài chính quốc gia giai đoạn 2021-2025; Ưu tiên nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội; Thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại NSNN, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, tinh giản biên chế, thực hiện cải cách tiền lương và BHXH.
Việc phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2022 cũng phải đảm bảo nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả NSNN; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập. Đưa tối đa các khoản chi thường xuyên vào định mức chi quản lý hành chính của các bộ, cơ quan trung ương với yêu cầu triệt để tiết kiệm; giảm các khoản chi hội nghị, hội thảo, các đoàn đi công tác nước ngoài; ưu tiên mức phân bổ kinh phí cho khối các cơ quan tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ.
Đối với tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho các bộ, cơ quan trung ương, Nghị quyết nêu rõ các tiêu chí, định mức đối với dự toán chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể; dự toán chi các lĩnh vực sự nghiệp; dự toán chi quốc phòng, an ninh. Trong đó, định mức đối với dự toán chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể được quy định theo hướng: khối các cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ; các bộ, cơ quan trung ương khác áp dụng định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế. Định mức chung đối với khối các cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ như sau: phân bổ 72 triệu đồng/biên chế. Đối với các bộ, cơ quan trung ương còn lại áp dụng định mức phân bổ ngân sách theo phương pháp lũy thoái (giảm dần theo các bậc biên chế). Cụ thể, từ 100 biên chế trở xuống định mức phân bổ 70 triệu đồng/biên chế; từ biên chế thứ 101 đến 500 là 65 triệu đồng/biên chế; từ biên chế thứ 501 đến 1.000 là 61 triệu đồng/biên chế và từ biên chế thứ 1.001 trở lên là 57 triệu đồng/biên chế.
Giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN so với giai đoạn 2016-2020
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thì NSNN hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi để thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí. Đồng thời, sẽ thực hiện khoán chi ngân sách hỗ trợ giai đoạn 2022 - 2025 và yêu cầu giảm tối thiểu 15% so với giai đoạn 2017 – 2021 cũng như phải dành nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị để thực hiện cải cách tiền lương, ngân sách chỉ hỗ trợ kinh phí thực hiện cải cách tiền lương tối đa theo tỷ lệ ngân sách hỗ trợ chi thường xuyên. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN so với giai đoạn 2016-2020, trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN bảo đảm, đồng thời, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm.
Đối với tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Nghị quyết của UBTVQH làm rõ các nội dung về tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục; tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề; tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; tiêu chí, định mức phân bổ chi quản lý hành chính; tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa - thông tin; Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn; tiêu chí, định mức phân bổ chi quốc phòng; tiêu chí, định mức phân bổ chi an ninh, trật tự, an toàn xã hội; định mức phân bổ chi hoạt động kinh tế; dự phòng ngân sách địa phương…
Trong đó, năm 2022 định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục theo tiêu chí dân số, trong độ tuổi đến trường (từ 1 - 18 tuổi) được áp dụng định mức phân bổ như sau: vùng đặc biệt khó khăn là 7.076.200 đồng/người; vùng khó khăn 4.953.300 đồng/người; đô thị 3.007.400 đồng/người; vùng khác còn lại 3.538.100 đồng/người. Trên cơ sở định mức quy định tại khoản này, trường hợp tỷ lệ chi thường xuyên cho hoạt động giảng dạy và học tập nhỏ hơn 19% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung để bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, học bổng cho học sinh dân tộc nội trú) tối đa 81% (chưa kể chi từ nguồn thu học phí).
Về dự phòng ngân sách địa phương, năm 2022 dự phòng ngân sách địa phương của từng địa phương là 2% tổng chi ngân sách địa phương. Trên cơ sở dự toán chi cân đối ngân sách địa phương, căn cứ tình hình thực tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động bố trí dự phòng ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật NSNN.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, mục tiêu phân bổ nguồn lực chi thường xuyên là để đảm bảo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có đủ nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, các chế độ an sinh xã hội theo lĩnh vực, địa bàn theo phân cấp hiện hành. Định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2022 là cơ sở để Chính phủ trình Quốc hội dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTƯ năm 2022; xác định tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa NSTƯ và NSĐP và số bổ sung cân đối từ NSTƯ cho NSĐP cho thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 theo quy định của Luật NSNN. Đồng thời làm cơ sở để UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên của NSĐP và xây dựng dự toán chi NSĐP, đảm bảo đúng quy định của Luật NSNN.
Tin liên quan
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi thư chúc mừng năm mới 2025
10:46 | 01/01/2025 Tài chính
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics