Triển khai hiệu quả Cơ chế một cửa ASEAN, sẵn sàng thực hiện Hải quan số
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng (Cục Hải quan Cao Bằng). Ảnh: T.Bình |
Việt Nam chủ động thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN
Ngày 17/4/2024, Thủ tướng Chính phủ ký công văn số 245/TTg-KTTH yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin theo hướng số hóa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tiến tới phi giấy tờ trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, dần tiến đến chấm dứt việc yêu cầu người khai hải quan phải nộp chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan… Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, cấp phép đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế trong năm 2024, áp dụng triệt để nguyên tắc quản lý rủi ro, thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra; giảm tỷ lệ các lô hàng phải lấy mẫu để phân tích, kiểm tra; thống nhất nguyên tắc một mặt hàng chỉ do một đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra… |
Theo Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Phạm Duyên Phương, Việt Nam, với tư cách là một thành viên tích cực của ASEAN, đã tham gia việc triển khai Cơ chế một cửa ASEAN từ thời điểm hình thành ý tưởng, xây dựng cơ sở pháp lý, nội luật hóa cam kết khu vực, cho đến khi 10 nước thành viên chính thức kết nối vào năm 2020.
Để hình thành Cơ chế một cửa ASEAN, Việt Nam đã triển khai Cơ chế một cửa quốc gia từ năm 2014 và trở thành một trong 5 nước thành viên đầu tiên kết nối Cơ chế một cửa ASEAN vào năm 2018.
Hết 30/4/2024, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối với sự tham gia của 70.538 doanh nghiệp. Thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, hàng triệu bộ hồ sơ hành chính được xử lý trên môi trường điện tử góp phần quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian và giảm chi phí thông quan.
Về Cơ chế một cửa ASEAN, Việt Nam đã chính thức công nhận C/O điện tử Form D. Hiện nay, Việt Nam đang triển khai kết nối và trao đổi tờ khai hải quan ASEAN (ACDD) với các nước thành viên và dự kiến sẽ hoàn thành trao đổi thông tin này với 8 nước thành viên (trừ Lào chưa tham gia) trước tháng 6/2024.
Những kết quả triển khai Cơ chế một cửa ASEAN là tiền đề hết sức quan trọng để Việt Nam chính thức kết nối và công nhận C/O điện tử Form AK và Form VK trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc và Việt Nam - Hàn Quốc từ tháng 7/2023.
Việt Nam cũng đã kết nối và trao đổi tờ khai hải quan xuất khẩu trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu, trước mắt với Hải quan Liên bang Nga.
Hiện tại, Việt Nam đang mở rộng đàm phán trao đổi C/O với Liên minh kinh tế Á - Âu; chứng nhận kiểm dịch với New Zealand; tiếp tục mở rộng trao đổi thông tin với các đối tác thương mại Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc...
Ý nghĩa quan trọng để thực hiện Hải quan số
Trong bối cảnh Chính phủ đang hết sức quan tâm đến công tác chuyển đổi số trong các cơ quan Chính phủ, phát triển xã hội số, kinh tế số, Phó Cục trưởng Phạm Duyên Phương nhấn mạnh: Việc triển khai Cơ chế một cửa ASEAN càng hết sức có ý nghĩa.
Trên phương diện vĩ mô, nội hàm cơ bản trong triển khai Cơ chế một cửa ASEAN hoàn toàn tương đồng với những nội hàm của chuyển đổi số. Đó là, thực hiện giao dịch phi giấy tờ dựa trên khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử; thông qua nền tảng kết nối và chia sẻ dữ liệu số, chứng từ điện tử.
Dưới góc nhìn của cơ quan Hải quan, Cơ chế một cửa ASEAN có mối quan hệ mật thiết với thực hiện Hải quan số. Trước hết, để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, cần phải triển khai đầy đủ Cơ chế một cửa quốc gia. Khi đó, một mặt, đây sẽ là nguồn dữ liệu số quan trọng để nâng cao mức độ tự động hóa của hệ thống thông quan, thực hiện thủ tục hải quan phi giấy tờ, hình thành kho dữ liệu về giao dịch thương mại, vận tải xuyên biên giới của Việt Nam.
Mặt khác, quá trình triển khai Cơ chế một cửa quốc gia cũng chính là quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử, những thành phần quan trọng, không thể thiếu được và có tính quyết định tới sự thành công của chuyển đổi số nói chung và Hải quan số nói riêng.
Khi đã sẵn sàng về dữ liệu, cơ sở hạ tầng và nền tảng pháp luật, Việt Nam sẽ chủ động trong việc đưa ra các sáng kiến cũng như tham gia vào các thỏa thuận tạo thuận lợi thương mại dựa trên giao dịch phi giấy tờ, công nhận lẫn nhau về chứng từ điện tử... không chỉ bó hẹp trong ASEAN mà còn mở ra với các đối tác thương mại khác ngoài ASEAN.
Ngoài ra, khi tham gia Cơ chế một cửa ASEAN, Việt Nam sẽ được các nước thành viên chia sẻ các thông tin, dữ liệu liên quan đến giao dịch xuất nhập khẩu; chứng từ vận tải xuyên biên giới. Đây là nguồn thông tin hết sức quý báu để các cơ quan Chính phủ phân tích, dự báo, xác định trọng điểm và các rủi ro có thể ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia và của cộng đồng. Như vậy, có thể nói, việc triển khai Cơ chế một cửa ASEAN (trong đó bao gồm triển khai đầy đủ Cơ chế một cửa quốc gia) là một trong những nội hàm quan trọng đảm bảo thành công cho thực hiện toàn diện Hải quan số.
Tin liên quan
Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ
15:20 | 12/11/2024 Hải quan
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Ngành Hải quan tích cực thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
07:52 | 29/10/2024 Hải quan
Chính thức triển khai Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ
15:33 | 05/12/2024 Hải quan
Hải quan Bình Phước đã vượt chỉ tiêu thu ngân sách cả năm
08:51 | 05/12/2024 Hải quan
Hải quan Thanh Hóa: Thu ngân sách năm 2024 ước đạt hơn 20.000 tỷ đồng
15:29 | 04/12/2024 Hải quan
Hải quan Hòn Gai giúp doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật
20:59 | 03/12/2024 Hải quan
Ngày 6/12/2024: Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả hợp tác trong chống hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ”
15:06 | 03/12/2024 Hải quan
Khởi sắc nơi cửa khẩu Chi Ma
10:10 | 03/12/2024 Hải quan
Hải quan Cao Bằng thu ngân sách hơn 882 tỷ đồng
09:35 | 03/12/2024 Hải quan
Đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn Lào Cai
07:55 | 03/12/2024 Hải quan
Hơn 1.300 doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái
15:36 | 02/12/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 12/2024
09:11 | 02/12/2024 Multimedia
Thu ngân sách tại Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu đã vượt chỉ tiêu 1.000 tỷ đồng
09:40 | 01/12/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 11/2024
16:23 | 30/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai hoàn thành sớm chỉ tiêu thu ngân sách
16:10 | 29/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu nông lâm thủy sản “cán đích” sớm
Cảng Tân cảng- Cái Mép Thị Vải đón TEU thứ 1 triệu
Hà Tĩnh bắt giữ, xử lý 2.184 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Ngăn chặn sử dụng hoá đơn hợp thức hoá hàng nhập lậu
Buôn lậu 600 kg động vật hoang dã "lãi"... 24 năm tù!
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia