Triển khai hiệu quả Cơ chế một cửa ASEAN, sẵn sàng thực hiện Hải quan số
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng (Cục Hải quan Cao Bằng). Ảnh: T.Bình |
Việt Nam chủ động thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN
Ngày 17/4/2024, Thủ tướng Chính phủ ký công văn số 245/TTg-KTTH yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin theo hướng số hóa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tiến tới phi giấy tờ trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, dần tiến đến chấm dứt việc yêu cầu người khai hải quan phải nộp chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan… Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, cấp phép đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế trong năm 2024, áp dụng triệt để nguyên tắc quản lý rủi ro, thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra; giảm tỷ lệ các lô hàng phải lấy mẫu để phân tích, kiểm tra; thống nhất nguyên tắc một mặt hàng chỉ do một đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra… |
Theo Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Phạm Duyên Phương, Việt Nam, với tư cách là một thành viên tích cực của ASEAN, đã tham gia việc triển khai Cơ chế một cửa ASEAN từ thời điểm hình thành ý tưởng, xây dựng cơ sở pháp lý, nội luật hóa cam kết khu vực, cho đến khi 10 nước thành viên chính thức kết nối vào năm 2020.
Để hình thành Cơ chế một cửa ASEAN, Việt Nam đã triển khai Cơ chế một cửa quốc gia từ năm 2014 và trở thành một trong 5 nước thành viên đầu tiên kết nối Cơ chế một cửa ASEAN vào năm 2018.
Hết 30/4/2024, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối với sự tham gia của 70.538 doanh nghiệp. Thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, hàng triệu bộ hồ sơ hành chính được xử lý trên môi trường điện tử góp phần quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian và giảm chi phí thông quan.
Về Cơ chế một cửa ASEAN, Việt Nam đã chính thức công nhận C/O điện tử Form D. Hiện nay, Việt Nam đang triển khai kết nối và trao đổi tờ khai hải quan ASEAN (ACDD) với các nước thành viên và dự kiến sẽ hoàn thành trao đổi thông tin này với 8 nước thành viên (trừ Lào chưa tham gia) trước tháng 6/2024.
Những kết quả triển khai Cơ chế một cửa ASEAN là tiền đề hết sức quan trọng để Việt Nam chính thức kết nối và công nhận C/O điện tử Form AK và Form VK trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc và Việt Nam - Hàn Quốc từ tháng 7/2023.
Việt Nam cũng đã kết nối và trao đổi tờ khai hải quan xuất khẩu trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu, trước mắt với Hải quan Liên bang Nga.
Hiện tại, Việt Nam đang mở rộng đàm phán trao đổi C/O với Liên minh kinh tế Á - Âu; chứng nhận kiểm dịch với New Zealand; tiếp tục mở rộng trao đổi thông tin với các đối tác thương mại Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc...
Ý nghĩa quan trọng để thực hiện Hải quan số
Trong bối cảnh Chính phủ đang hết sức quan tâm đến công tác chuyển đổi số trong các cơ quan Chính phủ, phát triển xã hội số, kinh tế số, Phó Cục trưởng Phạm Duyên Phương nhấn mạnh: Việc triển khai Cơ chế một cửa ASEAN càng hết sức có ý nghĩa.
Trên phương diện vĩ mô, nội hàm cơ bản trong triển khai Cơ chế một cửa ASEAN hoàn toàn tương đồng với những nội hàm của chuyển đổi số. Đó là, thực hiện giao dịch phi giấy tờ dựa trên khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử; thông qua nền tảng kết nối và chia sẻ dữ liệu số, chứng từ điện tử.
Dưới góc nhìn của cơ quan Hải quan, Cơ chế một cửa ASEAN có mối quan hệ mật thiết với thực hiện Hải quan số. Trước hết, để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, cần phải triển khai đầy đủ Cơ chế một cửa quốc gia. Khi đó, một mặt, đây sẽ là nguồn dữ liệu số quan trọng để nâng cao mức độ tự động hóa của hệ thống thông quan, thực hiện thủ tục hải quan phi giấy tờ, hình thành kho dữ liệu về giao dịch thương mại, vận tải xuyên biên giới của Việt Nam.
Mặt khác, quá trình triển khai Cơ chế một cửa quốc gia cũng chính là quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử, những thành phần quan trọng, không thể thiếu được và có tính quyết định tới sự thành công của chuyển đổi số nói chung và Hải quan số nói riêng.
Khi đã sẵn sàng về dữ liệu, cơ sở hạ tầng và nền tảng pháp luật, Việt Nam sẽ chủ động trong việc đưa ra các sáng kiến cũng như tham gia vào các thỏa thuận tạo thuận lợi thương mại dựa trên giao dịch phi giấy tờ, công nhận lẫn nhau về chứng từ điện tử... không chỉ bó hẹp trong ASEAN mà còn mở ra với các đối tác thương mại khác ngoài ASEAN.
Ngoài ra, khi tham gia Cơ chế một cửa ASEAN, Việt Nam sẽ được các nước thành viên chia sẻ các thông tin, dữ liệu liên quan đến giao dịch xuất nhập khẩu; chứng từ vận tải xuyên biên giới. Đây là nguồn thông tin hết sức quý báu để các cơ quan Chính phủ phân tích, dự báo, xác định trọng điểm và các rủi ro có thể ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia và của cộng đồng. Như vậy, có thể nói, việc triển khai Cơ chế một cửa ASEAN (trong đó bao gồm triển khai đầy đủ Cơ chế một cửa quốc gia) là một trong những nội hàm quan trọng đảm bảo thành công cho thực hiện toàn diện Hải quan số.
Tin liên quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Kết quả thu ngân sách là tiền đề bứt phá trong năm 2025
16:50 | 16/12/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ
15:20 | 12/11/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Chủ động phương án đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan tại sân bay quốc tế Long Thành
14:24 | 19/12/2024 Hải quan
(Infographics) Kết quả thu của 10 đơn vị hải quan tỉnh, thành phố
08:11 | 19/12/2024 Hải quan
Hải quan An Giang đưa ra nhiều lưu ý giúp doanh nghiệp nâng cao tính tuân thủ
21:15 | 18/12/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics