TPHCM thiếu 1.500 tấn rau, 400.000 quả trứng/ngày trong khi miền Tây thừa ế
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị |
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh phía Nam về thúc đẩy sản xuất, cung ứng nông sản trong điều kiện dịch Covid-19 chiều nay 19/7/2021, ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT TPHCM cho biết, 80- 90% nhu cầu nông sản, thực phẩm của người dân thành phố phải nhận cung ứng từ các tỉnh.
Các chuỗi siêu thị trên địa bàn thành phố chỉ cung ứng được khoảng 1/3 nhu cầu nông sản, thực phẩm của người dân. 2/3 lượng nông sản, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của người dân qua chuỗi các chợ đầu mối, chợ truyền thống.
Do vậy, sau khi các chợ đầu mối lớn trên địa bàn đóng cửa do có các ca nhiễm Covid-19, nguồn nông sản, thực phẩm cho thành phố bị thiếu hụt nghiêm trọng. Về mặt con số, ông Hiệp thông tin thêm, hiện nhu cầu của TPHCM đang thiếu 1.500 tấn rau củ, 300.000 - 400.000 quả trứng/ngày.
Ở góc độ giá cả, do nguồn cung ứng bị gián đoạn nên giá lương thực, thực phẩm trong tháng 6/2021 và nửa đầu tháng 7/2021 trên địa bàn TPHCM đều tăng so với các tháng trước đó.
Cụ thể, giá lương thực tăng 0,46%; giá thực phẩm tăng 0,37% so tháng trước, trong đó rau củ quả tăng mạnh do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, nguồn rau về chợ giảm.
Về việc cung ứng hàng hóa cho TPHCM, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết, sản lượng lương thực, rau quả, thịt rất dồi dào, thoải mái đáp ứng nhu cầu của thành phố. Tuy nhiên, việc vận chuyển gặp nhiều khó khăn.
"Trước đây, mỗi địa phương quy định một kiểu khi qua chốt. Hiện nay, Bộ Y tế đã có quy định mới, hy vọng việc vận chuyển sẽ bớt khó khăn, tuy nhiên TPHCM nên thống nhất các điểm giao nhận", ông Truyền nói.
Đây cũng là quan điểm của đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh. Theo vị này, có một thực tế là dù lượng nông sản, thực phẩm của địa phương khá dồi dào nhưng các tài xế lại ngại vận chuyển vì không biết quy định phòng dịch của các địa phương như thế nào.
Do nguồn cung ứng bị gián đoạn nên giá lương thực, thực phẩm trong tháng 6/2021 và nửa đầu tháng 7/2021 trên địa bàn TPHCM đều tăng so với các tháng trước đó. Ảnh T.D |
Nhiều địa phương kiến nghị các quận, huyện TPHCM rà soát, tổ chức địa điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa tạm thời; triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch tại các địa điểm nêu trên.
Đại diện Sở NNPTNT TP. Cần Thơ kiến nghị, các địa phương phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 nhưng không nên đóng cửa các chợ đầu mối, chợ truyền thống để đảm bảo bà con tiêu thụ nông sản, cung ứng hàng hóa cho thị trường.
Theo đại diện Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, Hiệp hội mong muốn chính quyền địa phương khi áp dụng giãn cách nên bám sát tình hình thực tiễn để chỉ đạo, không để hàng hóa ùn ở nơi sản xuất và thiếu ở nơi bán hàng; đồng thời đề xuất các khu chung cư nên mở thêm nhiều điểm bán hàng để phục vụ kịp thời nhu cầu cho nhân dân.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh 5 việc cần làm ngay của các tỉnh thành phía Nam để đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản.
Một là, cần theo dõi dự báo tình hình nguồn cung từ nay đến cuối năm. Các tỉnh thứ nhất phải đảm bảo cung ứng cho địa bàn và thứ hai là tiếp tục hỗ trợ cho TPHCM.
Hai là, các tỉnh cần báo cáo tình hình cơ sở sản xuất giết mổ, đặc biệt tại TPCHM. Nếu 1 cơ sở chế biến giết mổ có nhân viên “dính” Covid-19 sẽ làm đứt gãy cả chuỗi cung ứng.
Ba là, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đã tạo điều kiện tối đa để cung ứng nông sản. Các tỉnh không những phải cung ứng sản phẩm tiêu thụ mà còn cần tập trung vào vật tư để sản xuất.
Bốn là, các tỉnh nên phối hợp với Bộ Công Thương để củng cố tình hình phát triển chuỗi cung ứng nông sản; nên hình thành chuỗi thể hiện rõ vai trò của Nhà nước.
Năm là, nguồn nhân lực phục vụ sản xuất và lưu thông đang thiếu hụt, cần phải tháo gỡ sớm.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), hiện nay nguồn lương thực thực phẩm cung ứng cho thị trường các tỉnh phía Nam và TPHCM vẫn tương đối dồi dào. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thời gian qua vẫn ổn định, giá lúa có dao động giảm từ 200 - 400 đồng/kg tùy từng chủng loại so với vụ Đông Xuân, nhưng vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Đối với sản xuất rau, các tỉnh phía Nam có diện tích rau khoảng 537.000 ha, năng suất 199,7 tạ/ha, sản lượng 10,7 triệu tấn. Bình quân mỗi tháng vùng ĐBSCL cung cấp cho thị trường 433.000 tấn rau, chủ yếu cho tiêu thụ nội địa với khoảng 18 triệu người vùng ĐBSCL và 10 triệu người TPHCM. Đối với thịt lợn, tổng sản lượng thịt lợn của 19 tỉnh phía Nam năm 2020 đạt 1.060.338 tấn (kế hoạch sản xuất năm 2021 tăng 6,2% so với năm trước). Trong đó, sản lượng bình quân mỗi tháng năm 2021 là 93.840 tấn/tháng. Đối với thịt gà, sản lượng bình quân mỗi tháng năm 2021 là 30.492 tấn/tháng; thịt vịt, sản lượng bình quân năm 2021 là 10.860 tấn/tháng. Tổng sản lượng trứng các loại của 19 tỉnh phía Nam năm 2020 đạt 5,18 tỷ quả. Sản lượng bình quân mỗi tháng năm 2021 là 455 triệu quả/tháng. Đối với thủy sản, sản lượng tôm sú đạt 113.000 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 258.000 tấn. Tình hình sản xuất tôm vẫn diễn ra tương đối ổn định, việc vận chuyển tiêu thụ gặp khó khăn nên giá tôm đang có chiều hướng giảm nhẹ. |
Tin liên quan
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
TPHCM: Số vụ vi phạm qua thương mại điện tử tăng cao
10:58 | 26/12/2024 An ninh XNK
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics