Tổng cầu tăng đột biến gây áp lực lớn lên lạm phát năm 2022
Lý do châu Á không chịu áp lực lạm phát lớn như phương Tây | |
Áp lực lạm phát sẽ đến ngay từ đầu năm 2022 | |
Áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn |
Diễn đàn trực tuyến “Kiểm soát lạm phát: Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế”. |
Đứt gãy chuỗi cung ứng làm tăng giá đầu vào
Nhận định về những yếu tố tác động không thuận lợi tới mặt bằng giá cả cũng như công tác kiểm soát lạm phát của năm 2022, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho biết, áp lực lạm phát năm 2022 rất lớn, dưới nhiều góc độ.
Yếu tố đầu tiên được chuyên gia Nguyễn Bích Lâm nhắc tới là việc tổng cầu tăng đột biến. Theo đó, sau khi đã khắc phục khá thành công đại dịch, tổng cầu của nền kinh tế bắt đầu tăng, tổng mức bán lẻ hai tháng bắt đầu tăng trưởng dương, trong khi đó năm 2021 tổng mức bán lẻ tăng trưởng âm.
Đặc biệt, trong hai năm tới, việc triển khai gói hỗ trợ nền kinh tế với tổng cầu rất lớn, tăng đột biến cũng sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát.
Yếu tố thứ hai là nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào nguyên vật liệu NK. Hiện tổng cầu thế giới cũng đang tăng, do đó, giá nguyên vật liệu thế giới tăng cao, có nguyên vật liệu tăng gấp đôi so với đầu năm.
“Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều NK thì giá thế giới tăng làm giá NK sẽ tăng, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá đầu vào, tạo nên áp lực chi phí đẩy”, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho biết.
Yếu tố thứ 3 được chuyên gia nhắc tới là việc đứt gãy chuỗi cung ứng kể cả trong nước và quốc tế. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra lạm phát rất cao của thế giới. Đơn cử, việc đứt gãy chuỗi cung ứng về nguyên liệu, khí đốt đã gây ra lạm phát tăng mạnh tại châu Âu.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm phát biểu tại Diễn đàn. |
Làm rõ hơn về áp lực lạm phát đến từ giá xăng dầu và một số mặt hàng khác, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, giá xăng dầu tăng 60% tính từ đầu năm đến nay. Giá xăng dầu tăng là áp lực rất lớn với nền kinh tế, vì xăng dầu là nguyên vật liệu huyết mạch, tác động làm tăng giá nhiều loại hàng hóa khác.
Bên cạnh đó, giá lương thực thế giới đã tăng 24% so với đầu năm. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) công bố chỉ số giá lương thực thế giới tăng cao nhất trong 60 năm qua. Ông Lâm cho rằng, giá lương thực thế giới tăng tạo ta áp lực lạm phát, nhưng cũng đem lại nguồn lợi cho Việt Nam trong xuất gạo.
Bên cạnh đó, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cũng đề cập thêm một yếu tố tác động tới lạm phát, đó là việc Việt Nam vừa khắc phục khá thành công dịch Covid-19, nhiều DN vừa phục hồi, đang bắt đầu quay lại hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó thiếu hụt lao động cũng sẽ là yếu tố sức ép làm lạm phát tăng cao. Nguyên nhân là do thiếu hụt lao động sẽ khiến DN phải chi thêm tiền để thu hút, tuyển dụng, đào tạo lao động..
Nhận định về tác động của những yếu tố này đến nền kinh tế Việt Nam năm 2022, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm khẳng định, nếu lạm phát tăng cao sẽ tác động rất lớn tới nền kinh tế, tạo ra mặt bằng giá mới.
Theo đó, các quyết định về đầu tư, kinh doanh đều phải được tính toán trên mặt bằng giá mới này, nó làm cho chi phí đầu vào cao hơn, làm cho thu nhập thực của người dân bị giảm, làm giảm sức chi tiêu và giảm tổng cầu, tác động rất mạnh đến nền kinh tế.
Áp lực lạm phát từ gói hỗ trợ nền kinh tế là không đáng ngại
Về các giải pháp kiểm soát lạm phát, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho biết, để kiểm soát lạm phát thì phải kiểm soát được những yếu tố gây ra lạm phát.
“Tôi cho rằng, yếu tố đầu tiên là kiểm soát nguồn cung, vì áp lực lạm phát năm nay đến từ việc thiếu hụt nguồn cung để dáp ứng cho tổng cầu, đặc biệt là cung về xăng dầu. Theo tính toán của chúng tôi, nếu xăng dầu tăng 10% sẽ tác động làm lạm phát tăng 0,36%, trong khi đó từ đầu năm đến nay xăng dầu tăng 60% cho thấy áp lực lớn như thế nào. Trong hai tháng đầu năm, lạm phát tăng 1,68% trong đó xăng dầu đóng góp tới 1,63%. Do đó, trước hết phải kiểm soát nguồn cung nguyên vật liệu, đặc biệt là xăng dầu, đây là yếu tố quan trọng”, ông Lâm nhấn mạnh.
Giái pháp tiếp theo là không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Đối với thị trường trong nước phải có giải pháp để cung ứng vật tư giữa các vùng miền, địa phương được đảm bảo. Đặc biệt không để đứt gãy chuỗi cung ứng giữa thế giới với Việt Nam, đây là thách thức rất lớn. Bên cạnh đó, phải điều hành chính sách tài chính, tiền tệ một cách linh hoạt, nhịp nhàng.
Liên quan tới các yếu tố tác động tới lạm phát năm 2022, việc giải ngân gói hỗ trợ nền kinh tế với quy mô lớn trong năm nay và năm 2023 cũng dẫn tới những lo ngại về nguy cơ tác động tới lạm phát trong năm 2022 và cả năm 2023.
Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho rằng, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế có nhiều gói hỗ trợ cụ thể, nhìn qua tưởng là sẽ tạo ra cung tiền ào ạt vào nền kinh tế, nhưng không phải như vậy.
Theo ông Lâm, đơn cử như với giải pháp giảm thuế VAT 2%, thực ra giải pháp này hoàn toàn không cung tiền ra nền kinh tế mà giảm thuế, giảm thu ngân sách. Hoặc gói hỗ trợ cấp bù lãi suất cho DN cũng không thực hiện bơm tiền vào nền kinh tế.
Với gói hỗ trợ nền kinh tế, theo ông Lâm, đây là những giải pháp mà Chính phủ, các bộ, ngành đã nghiên cứu rất kỹ và có kế hoạch triển khai bài bản, đúng liều lượng, do đó sẽ không gây ra áp lực lạm phát từ gói này.
Áp lực lạm phát từ gói hỗ trợ này, nếu có, theo ông Lâm là khi tổng cầu tăng thì phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu, đơn cử như việc triển khai gói kích thích đầu tư, qua đó nhu cầu nguyên vật liệu tăng làm giá cả tăng.
Việc giá cả tăng này là từ bên cung nguyên vật liệu cho nền kinh tế chứ không phải áp lực nhiều từ việc cung tiền ra nền kinh tế. Do đó phải làm sao có giải pháp để đảm bảo đủ nguồn cung, không bị đứt gãy chuỗi cung ứng để không tạo ra sức ép lạm phát từ gói này.
Ông Lâm khẳng định, việc thực hiện gói hỗ trợ phục hồi và phát triển nền kinh tế là rất cần thiết, áp lực lạm phát từ gói hỗ trợ là không đáng ngại.
Tin liên quan
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics