Tội phạm mua bán người hoạt động ngày càng tinh vi
Lực lượng chức năng 2 nước Việt Nam và Lào thực hiện trao trả các công dân Việt Nam được giải cứu từ các vụ án buôn bán người. Ảnh: Biên phòng Hà Tĩnh |
Thủ đoạn khó lường
Đánh giá từ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho thấy, những năm gần đây, hoạt động đưa người Việt Nam nhập cảnh, lao động bất hợp pháp ở nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến việc nạn nhân bị mua bán, lạm dụng, bóc lột sức lao động. Cùng với đó, hoạt động của tội phạm mua bán người trên các tuyến biên giới, vùng biển nước ta diễn ra rất khó lường, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
Quá trình tuần tra, kiểm soát biên giới, cửa khẩu, vùng biển, lực lượng Biên phòng, Cảnh sát biển đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý 763 vụ với 3.485 lượt người xuất, nhập cảnh trái phép và nhiều trường hợp trên có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của các đường dây tội phạm mua bán người. Trong đó, lực lượng Biên phòng đã rà soát, sàng lọc, giải cứu, tiếp nhận, bắt giữ, xử lý 30 vụ với 8 đối tượng tội phạm mua bán người với giải cứu 54 nạn nhân.
|
Đáng chú ý, tình hình mua bán người trên các tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia, Việt Nam-Lào diễn biến phức tạp. Nếu như trước đây, nạn nhân bị mua bán chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, thì hiện nay các nam thanh niên bị mua bán ngày càng nhiều. Địa bàn mua bán người cũng thay đổi, có xu hướng dịch chuyển vào miền Trung và miền Nam.
Cũng theo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, các đường dây tội phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong và ngoài nước, đối tượng cầm đầu thường ở nước ngoài, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, điều tra và xử lý.
Đặc biệt, khi công nghệ thông tin phát triển, các đối tượng đang triệt để lợi dụng công nghệ cao để lôi kéo dụ dỗ nạn nhân qua mạng xã hội, các tài khoản ảo bằng các chiêu trò kết bạn, làm quen, yêu đương, hứa hẹn đưa ra nước ngoài làm việc có thu nhập cao, lấy chồng người nước ngoài giàu có... Sau đó, những đối tượng này tìm cách đưa nạn nhân qua biên giới, thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm các thủ tục cư trú, bắt lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục, cưỡng ép hoạt động mại dâm, làm vợ bất hợp pháp. Phổ biến hơn là lừa bán nạn nhân làm nhân viên phục vụ tại các quán karaoke, cắt tóc, massage, tụ điểm mại dâm trá hình trong nội địa.
Thống kê cho thấy, năm 2022, cả nước có 222 nạn nhân bị mua bán, trong 6 tháng đầu năm 2023, số nạn nhân bị mua bán là 224 người. Trong đó, lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra 88 vụ, 229 đối tượng phạm tội mua bán người; tiếp nhận, giải quyết 117 tố giác, tin báo tội phạm. Các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương đã tiếp nhận, xác minh 114 trường hợp; trong đó, xác định và hỗ trợ 82 trường hợp nạn nhân bị mua bán...
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, các đơn vị Bộ đội Biên phòng tiếp nhận 5 đơn trình báo của công dân ở các tỉnh: Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Vĩnh Phúc tố giác về việc thân nhân của họ bị lừa gạt, bán sang Đặc khu kinh tế “Tam giác Vàng”, tỉnh Bò Kẹo (Lào) cưỡng bức lao động và đòi số tiền chuộc lên đến 2,5 tỷ đồng.
Không chỉ ở Lào, từ cuối năm 2022 đến nay, lực lượng chức năng Campuchia đã triển khai kế hoạch cao điểm, truy quét các tổ chức, đường dây mua bán người, cưỡng bức lao động, qua đó, xử lý 87 vụ với 124 đối tượng tội phạm, giải cứu 870 nạn nhân. Quá trình triển khai các kế hoạch cao điểm tấn công tội phạm mua bán người, lực lượng chức năng Campuchia đã trao trả cho phía Việt Nam 43 đợt với 1.251 công dân bị cưỡng bức lao động.
Đồng bộ biện pháp đấu tranh
Trước thực trạng trên, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương, trong đó, Bộ Quốc phòng vào cuộc quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống tội phạm mua bán người và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trên mặt công tác phòng ngừa, các đơn vị trong toàn quân đã thực hiện hiệu quả Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027”, trong đó có nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người với nhiều nội dung, biện pháp phù hợp.
Điển hình như lực lượng Biên phòng và Cảnh sát biển đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương và lực lượng liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người, nhất là các phương thức, thủ đoạn mới, như: Thông qua “tài khoản ảo”, các hội, nhóm trên mạng xã hội để lừa bán người lao động ra nước ngoài nhằm cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục; lợi dụng việc mang thai hộ, cho nhận con nuôi, nhất là có yếu tố nước ngoài để mua bán trẻ sơ sinh; lợi dụng tình trạng thiếu lao động biển trầm trọng, thông qua hoạt động “cò ngư phủ” để mua bán, cưỡng bức lao động trên biển... Trong đó, các đơn vị Bộ đội Biên phòng chú trọng tuyên truyền cá biệt đến các nhóm có nguy cơ cao bị mua bán, tuyên truyền trên biên giới, ngay tại cửa khẩu, kể cả với người trong độ tuổi lao động xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài tìm kiếm việc làm.
Đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, lực lượng Biên phòng sẽ chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, trọng tâm là tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ phương thức, thủ đoạn của tội phạm để biết cách phòng, tránh. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng điều tra, xác lập các chuyên án đấu tranh trực diện với tội phạm mua bán người. Tăng cường quân số nắm tình hình địa bàn, đối tượng nghi vấn hoạt động mua bán người, nhất là trên các địa bàn, tuyến trọng điểm.
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng Biên phòng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật được 25.900 buổi với 897.000 lượt người tham gia, cấp phát 22.000 tờ rơi có thông tin liên quan đến tội phạm mua bán người. Quá trình tổ chức công tác tuyên truyền tại cửa khẩu, các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn 180 người lao động có nguy cơ cao là nạn nhân của tội phạm mua bán người, vận động họ tự giác không xuất cảnh. Tiến hành điều tra cơ bản nhiều địa bàn xã, phường, thị trấn, xác định 22 tuyến hoạt động mua bán người, hơn 600 đối tượng cần theo dõi và 1.250 người có nguy cơ cao bị lôi kéo tham gia, tiếp tay để tập trung tuyên truyền cá biệt.
|
Tin liên quan
Quốc hội "chốt" đầu tư hơn 22.450 tỷ đồng cho phòng, chống ma túy đến năm 2030
15:42 | 27/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xem xét đầu tư hơn nữa cho lực lượng phòng, chống ma túy tại biên giới
20:57 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm
11:28 | 21/01/2025 An ninh XNK
(PHOTO) Bắt đối tượng mang theo súng, đạn khi nhập cảnh qua cửa khẩu La Lay
10:57 | 20/01/2025 Photos
Qua soi chiếu, Hải quan bắt đối tượng mang theo 2 khẩu súng, 92 viên đạn khi nhập cảnh
10:56 | 20/01/2025 An ninh XNK
Gia cố hầm, vách trên ô tô để giấu ma túy
14:19 | 16/01/2025 An ninh XNK
Xử lý nghiêm hành vi vận chuyển trái phép đá quý qua đường hàng không
09:45 | 15/01/2025 An ninh XNK
Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô cực lớn
20:31 | 14/01/2025 An ninh XNK
Hải quan Cầu Treo phối hợp bắt vụ vận chuyển 1,2 kg vàng trái phép
14:59 | 14/01/2025 An ninh XNK
Hải đội 3 phối hợp bắt giữ nhiều vụ vận chuyển hàng lậu
14:58 | 14/01/2025 An ninh XNK
Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc doanh nghiệp nợ thuế
21:09 | 12/01/2025 An ninh XNK
(PHOTO): Hải quan Quảng Trị chủ trì bắt lô rượu, thuốc lá ngoại trị giá nửa tỷ đồng
07:14 | 12/01/2025 Photos
Đón bắt xe khách vận chuyển lô rượu, thuốc lá ngoại nửa tỷ đồng
16:25 | 10/01/2025 An ninh XNK
Hải quan Nam Giang phối hợp bắt đối tượng vận chuyển pháo lậu
20:46 | 09/01/2025 An ninh XNK
10 dấu ấn về phòng, chống ma túy năm 2024
12:52 | 08/01/2025 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics