Tính toán cẩn trọng nới trần bội chi, nợ công để ổn định kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn và tranh luận của đại biểu Quốc hội |
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 12/11/2021, vấn đề tăng bội chi, tăng nợ công để phục hồi nền kinh tế tiếp tục được các đại biểu Quốc hội dành nhiều sự quan tâm, gửi tranh luận tới Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, việc tăng nợ công, bội chi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Chính phủ, các bộ, ngành cần phải có kế hoạch, thống kê, dự báo tổng thể các gói hỗ trợ cụ thể để làm cơ sở xác định nguồn lực phục vụ điều hành kinh tế vĩ mô.
Tương tự, đại biểu Lê Minh Nam (Đoàn Hậu Giang) nhấn mạnh, Chính phủ và Bộ Kế hoạch Đầu tư cần thận trọng khi quyết định vấn đề này.
Cuối năm 2021, nợ công dự kiến đạt 44% GDP thấp so với mục tiêu. Điều này tạo ra cảm giác vẫn còn dư địa để tăng nợ công, nhưng thực chất không phải như vậy. Giai đoạn 2016-2020, tổng vay của Chính phủ là 1.852.000 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 dự kiến tổng vay 3.068.000 tỷ đồng, nên nợ công dự kiến năm 2025 khoảng 45,6% GDP.
Như vậy, nếu phải ưu tiên kiểm soát nợ công, đảm bảo an ninh tài chính và các cân đối vĩ mô càng cần phải thận trọng khi quyết định.
Về bội chi, Chính phủ đặt mục tiêu giảm dần thâm hụt ngân sách giai đoạn 2021-2025, bình quân khoảng 3,7% GDP. Như vậy, nếu dự kiến tăng bội chi 1% sẽ làm giảm thấp tỷ lệ bội chi cho các năm tiếp theo.
“Cần phải có các chương trình phục hồi kinh tế nhưng cũng phải tính toán thận trọng tỷ lệ nợ công, bội chi để hạn chế rủi ro”, vị đại biểu đoàn Hậu Giang nói.
Giải trình về nội dung tranh luận của đại biểu Quốc hội về tăng bội chi, nợ công cũng như khả năng hấp thụ của nền kinh tế để đảm bảo hiệu quả, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cùng tính toán về các dư địa công cụ tài chính cũng như tiền tệ để sử dụng công cụ nào, khả năng còn bao nhiêu, huy động bằng cách nào?
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng ngày 12/11/2021 |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, với gói hỗ trợ về điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, nếu không nới trần nợ công, nới trần bội chi, chắc chắn không có nguồn lực phát triển. Nếu nới cao quá, kiểm soát không được, hiệu quả không đảm bảo sẽ dẫn đến hệ lụy cho nền kinh tế, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, mất cân đối lớn.
“Chúng tôi đồng tình với ý kiến của các đại biểu đây là vấn đề quan trọng. Khi tính toán phải hết sức thận trọng để vừa đảm bảo phục hồi phát triển kinh tế, tận dụng cơ hội, vừa đảm bảo mục tiêu trong dài hạn, cân nhắc tính an toàn, ổn định kinh tế vĩ mô”, người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin thêm, nới là bao nhiêu, 1 hay 2%; nới ra rồi thì huy động cách nào? huy động rồi thì sử dụng vào đâu cho hiệu quả?, những vấn đề này các bộ, ngành đang trong thời gian tính toán, chưa đưa ra kịch bản cụ thể.
Trước đó, trong ngày chất vấn và trả lời chất vấn 11/11/2021, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đặt vấn đề, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để hỗ trợ an sinh xã hội và phục hồi nền kinh tế sau đại dịch thì cần một gói hỗ trợ đủ lớn về tài khóa, đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt tương đương với khoảng 3% đến 4% GDP.
Tuy nhiên, nếu làm như vậy sẽ vượt chỉ tiêu bội chi ngân sách nhà nước, tăng nợ công, tăng nợ Chính phủ. Còn nếu không có các giải pháp hỗ trợ đủ lớn thì nền kinh tế sẽ chậm được phục hồi, lỗi nhịp so với sự phát triển của các nước và kèm theo nhiều hệ lụy tiêu cực.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu quan điểm ủng hộ việc nới bội chi và nới nợ công trong khoảng có thể kiểm soát được, như vậy vừa phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, làm cho quy mô nền kinh tế lớn lên. Khi quy mô lớn lên, GDP lớn lên tự khắc bội chi và nợ công sẽ giảm xuống.
Tin liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh
07:00 | 29/12/2023 Kinh tế
Có thể xem xét Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường vào đầu năm 2024
20:52 | 29/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics