Tính “hai mặt” của dòng tiền khi chảy sang các lĩnh vực rủi ro
Dòng tiền đang dịch chuyển từ đất sang chung cư, nhà riêng | |
Quản lý chặt dòng tiền | |
Dòng tiền nội tiếp tục là động lực chính của thị trường |
Ông nhận định như thế nào về diễn biến của lãi suất ngân hàng thời gian tới?
PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS): Sự chuyển dịch của dòng tiền là bình thường của quy luật kinh tế Nếu bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài, tiền nhàn rỗi của người dân, doanh nghiệp chưa biết đổ vào đâu và mặt bằng lãi suất còn thấp, thì sức nóng của thị trường chứng khoán chưa thể ngừng. Lãi suất là một yếu tố quan trọng, khi lãi suất có dấu hiệu tăng trở lại thì thị trường sẽ nguội dần, bất kể thị trường nào cũng vậy. Các cơ quan điều hành nên dùng chính sách vĩ mô để quản lý nền kinh tế và đưa ra cảnh báo với các nhà đầu tư tham gia thị trường. Sự chuyển dịch của dòng tiền là một điều tự nhiên và bình thường của quy luật kinh tế, muốn điều hành, muốn giảm nóng thì phải thận trọng với chính sách tiền tệ. Chúng ta không nên can thiệp thị trường bằng biện pháp hành chính. Hơn nữa, tôi đặc biệt lưu ý đến vấn đề cung tiền. Tăng cung tiền mạnh cộng hưởng với lãi suất thấp thì đương nhiên tiền phải đi vào các kênh đầu tư tài sản, tài chính để sinh lời. Do vậy, cần phải kiềm chế tốc độ tăng cung tiền, để cộng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, cơ quan điều hành sẽ không cần phải can thiệp mệnh lệnh hành chính, như khống chế trần lãi suất, áp lãi suất hạ như hiện nay. Chính sách tiền tệ của Việt Nam đang là một phần khiến dòng tiền chảy sang các lĩnh vực đầu tư khác. Có một thực tế là, khi công việc sản xuất kinh doanh khó khăn thì chính sách tiền tệ dù có nới lỏng bao nhiêu thì cũng khó tiếp tục rót tiền vào, vì chưa đến lúc hồi phục. Do đó, chính sách hỗ trợ cần linh hoạt, hỗ trợ cụ thể từng doanh nghiệp, từng ngành nghề, không nên nới lỏng chung chung bằng cách hạ lãi suất. H.Dịu (ghi) |
Diễn biến của lãi suất từ nay đến cuối năm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhất là liên quan đến bối cảnh phục hồi kinh tế và lạm phát cả trong nước và thế giới. Theo đó, với tình hình trong nước, dù tiến trình phục hồi kinh tế chưa mạnh nhưng xu hướng chung là phục hồi, thậm chí có đà tăng so với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Lạm phát cũng có xu hướng tăng nhưng không cao, nên lãi suất khó hạ, mà có thể tăng nhẹ.
Ngoài ra, tình hình lãi suất còn phụ thuộc vào chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Trong tình hình kinh tế còn khó khăn, chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì NHNN sẽ không tăng lãi suất, mà sẽ duy trì chính sách lãi suất như hiện tại cho đến cuối năm. Hơn nữa, tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đã đạt mức khá cao so với cùng kỳ năm trước do kinh tế phục hồi, cầu tín dụng tăng trở lại, vì thế lãi suất sẽ càng ít có cơ hội giảm xuống.
Những phân tích trên cho thấy, mặt bằng lãi suất trên thị trường có thể đi lên. Nhưng mức độ tăng của lãi suất như thế nào còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Với diễn biến của lãi suất như trên, ông đánh giá như thế nào về tác động của việc dòng tiền đang có xu hướng chảy sang một số lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản… thậm chí là tiền điện tử, sàn giao dịch ngoại hối (forex)?
Những tháng gần đây, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm xuống mức khá thấp. Nguyên nhân là do chịu tác động của tình hình kinh tế, tình hình đại dịch Covid-19 nên phải hạ lãi suất hỗ trợ nền kinh tế. Do đó, để duy trì sự ổn định của kinh tế vĩ mô, trong đó có lạm phát thì NHNN không thể tăng lãi suất. Tác dụng phụ của tình trạng này là dòng tiền chảy sang một số lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán… Tuy nhiên, đây lại là vấn đề mang tính “hai mặt”, không phải chỉ có tác động xấu đến nền kinh tế.
Về mặt tích cực, dòng tiền đổ vào chứng khoán nghĩa là vào cả lĩnh vực cổ phiếu và trái phiếu. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ thị trường chứng khoán, qua đó giảm gánh nặng cho các ngân hàng trong việc cung ứng vốn. Nhất là trong bối cảnh dòng tín dụng chảy đến các doanh nghiệp khá khó khăn, do nhiều doanh nghiệp thiếu điều kiện để được cấp tín dụng. Hơn nữa, tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam đã ở mức cao, khiến tín dụng vào các ngành sản xuất, xuất khẩu sẽ bị hạn chế hơn. Vì thế, Chính phủ và các cơ quan quản lý đã cũng có chủ trương thúc đẩy doanh nghiệp huy động vốn qua kênh chứng khoán, gồm cổ phiếu và trái phiếu.
Với lĩnh vực bất động sản, hiện nguồn cung đang ít hơn cầu, nên khi dòng tiền đổ vào lĩnh vực này sẽ giúp nguồn cung phát triển. Từ đó tạo hiệu ứng tốt lan tỏa đến các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực liên quan như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ…
Do đó, nếu nói dòng tiền chảy vào các lĩnh vực rủi ro là xấu thì không chính xác, bởi thị trường luôn tồn tại hai luồng đầu tư cả tốt và xấu, chúng ta khó có thể phân biệt được đâu là đầu tư hay đầu cơ. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là có cả hiện tượng dòng tiền chảy vào các lĩnh vực chưa được Nhà nước cấp phép như tiền kỹ thuật số, sàn giao dịch ngoại hối (forex)… Đây là những lĩnh vực đầu tư trái luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong khi các cơ quan chức năng chưa có chế tài cũng như thông tin đầy đủ để quản lý và xử lý.
Từ những vấn đề trên, cơ quan quản lý nên có giải pháp điều hành như thế nào, thưa ông?
Tất nhiên, đã là “tác dụng phụ” thì khó tránh khỏi, nhất là khi nền kinh tế đang vận hành theo quy luật thị trường, người dân và doanh nghiệp được quyền đầu tư, kinh doanh vào những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Do đó, việc quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước cũng phải có sự hợp lý và đúng đắn.
Hiện vấn đề dòng tiền chảy sang các lĩnh vực rủi ro cũng đã được NHNN hết sức quan tâm, NHNN cũng đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo các tổ chức tín dụng kiểm soát dòng tiền vào các lĩnh vực rủi ro, cũng như đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát như siết tín dụng, lãi suất… Tuy vậy, NHNN chỉ có thể kiểm soát được dòng tín dụng, còn tiền của dân, của các doanh nghiệp mang đi đầu tư thì không thể hạn chế hay can thiệp được. Nhưng như tôi đã nói ở trên, dòng tiền chảy sang các lĩnh vực khác để đầu tư không hoàn toàn xấu, nên các cơ quan chức năng chỉ nên đưa ra những cảnh báo, tăng cường năng lực giám sát để có giải pháp khi cần thiết.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Dulux Professional tiếp tục đồng hành cùng giải thưởng Việt Nam PropertyGuru
18:08 | 18/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics