Tìm giải pháp phát triển bất động sản du lịch bền vững
Các diễn giả trao đổi tại Diễn đàn. Ảnh T.D |
Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà đầu tư tại Diễn đàn “Bất động sản Du lịch 2019” với chủ đề “Triển vọng thị trường và Thách thức nguồn nhân lực” do Tạp chí điện tử Nhà quản trị - The Leader tổ chức ngày 6/4 tại TPHCM.
Dự án bất động sản du lịch bùng nổ mạnh mẽ
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản du lịch Việt Nam được ghi nhận là đang có sự bùng nổ mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm rất lớn của đông đảo nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Không ít doanh nghiệp trước đây chỉ đầu tư bất động sản nhà ở hoặc kinh doanh lĩnh vực khác cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào bất động sản du lịch, tạo nên một làn sóng phát triển rất sôi động của thị trường bất động sản du lịch ở hầu khắp các địa phương đang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.
TS. Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch cho biết, năm 1994 Việt Nam lần đầu tiên đón 1 triệu lượt khách quốc tế, đến 2015 đón 7,9 triệu và đến 2018 đón 15,5 triệu lượt khách. Dự báo đến năm 2020, Việt Nam đón 21,0 triệu lượt khách quốc tế, đến 2025 đón 32 triệu lượt và đến 2030 sẽ đón 47 triệu lượt khách, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 9-11%/năm.
Sự lớn mạnh của ngành du lịch đã kích thích đầu tư vào bất động sản du lịch, kéo theo nhu cầu mạnh mẽ đầu tư vào lĩnh vực lưu trú du lịch. Chỉ trong thời gian ngắn số lượng cơ sở lưu trú chủ yếu là khách sạn, resorts, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn, nhà phố thương mại du lịch tăng lên nhanh chóng. Năm 2011 cả nước có 13.756 cơ sở lưu trú du lịch với trên 256.000 buồng thì tới 2018 con số đã đạt 28.000 cơ sở với 550.000 buồng lưu trú, tốc độ tăng trưởng về quy mô buồng bình quân 12%/năm.
Nhiều tín hiệu khởi sắc từ bất động sản du lịch | |
Phát triển bất động sản du lịch còn nhiều rào cản |
Bên cạnh đó, thực tế từ năm 2014 đến nay, trên phạm vi cả nước đã xuất hiện cơn sốt đầu tư phát triển bất động sản du lịch khi du lịch tăng trưởng mạnh. Các dự án bất động sản du lịch được mở bán tại các thành phố lớn, các khu vực ven biển, miền núi, hải đảo như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Lạt...
Trong đó, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc là 3 địa bàn đang phát triển rất mạnh. Điều này khẳng định rõ sự tăng trưởng khách du lịch tạo sức hấp dẫn cho kênh đầu tư vào bất động sản du lịch và chính yếu tố hấp dẫn du lịch là cội nguồn gia tăng giá trị cho bất động sản tại điểm du lịch.
Đánh giá toàn cảnh của thị trường bất động sản du lịch Việt Nam, ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam cho đến nay các mục tiêu đề ra đều đang phát triển vượt kế hoạch. Các mục tiêu tăng trưởng ngành du lịch đến năm 2025 thì đã đạt được từ năm ngoái, mục tiêu năm 2030 dự kiến sẽ đạt được năm nay. Những chỉ đạo của Chính phủ như Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã đi vào cuộc sống rất nhanh, có hiệu quả.
Bên cạnh đó, theo ông Nam mỗi năm Việt Nam đón 18 triệu - 20 triệu khách quốc tế và tốc độ tăng trung bình khoảng 20%/ năm cùng với lượng khách du lịch nội địa tăng khoảng 10% mỗi năm. Để đáp ứng nhu cầu nghỉ của du khách, Việt Nam vẫn còn đang thiếu hàng chục ngàn khách sạn 4-5 sao.
Điều này cho thấy, dư địa thị trường lớn, miếng bánh trên thị trường bất động sản du lịch “rất ngon”. Tuy nhiên, “miếng bánh” này không phải ai cũng ăn được. Để phát triển bền vững, thị trường cần có những nhà đầu tư chất lượng.
Cần giải pháp tháo gỡ rào cản
TS Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực bất động sản du lịch, áp lực tăng cao về hạ tầng và dịch vụ du lịch, song hành cùng với sự đổ bộ của hàng loạt các dự án bất động sản du lịch lớn, bài toán quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế du lịch địa phương đang cần có lời giải.
Đối với nhà đầu tư, sự chưa rõ ràng về pháp lý đối với một lĩnh vực có các sản phẩm không chỉ mới ở Việt Nam mà còn rất đặc thù cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong kinh doanh hay vấn đề làm thế nào để quản lý, khai thác vận hành dự án bất động sản du lịch một cách có hiệu quả và phát triển bền vững đều là những băn khoăn lớn.
“Đặc biệt là những thách thức về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực đủ khả năng quản lý, vận hành được các dự án bất động sản du lịch rất đặc thù và đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao này. Trong khi, hệ thống đào tạo nhân lực trong nước cho lĩnh vực này còn nhiều bất cập”, ông Tiến nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cấp cao của Novaland cũng băn khoăn, du lịch có tốc độ tăng trưởng cao,đóng góp trực tiếp 8% vào GDP, gián tiếp 14% GDP. Trong khi đó, lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch nghỉ dưỡng chỉ có 4%, dẫn đến mất cân đối khá lớn khi khách du lịch đổ về quá lớn trong một thời gian ngắn.
Về chất lượng, hướng dẫn viên du lịch, khách du lịch độ 15 triệu năm 2018 nhưng tỉ lệ hướng dẫn viên thông thạo tiếng Anh chỉ 40%, thạo tiếng Trung Quốc chỉ 5%, tiếng Hàn Quốc độ 2%. Điều này cho thấy nguồn nhân lực có khả năng bị thua ngay trên sân nhà khi hướng dẫn viên du lịch nước ngoài tràn vào. Lực lượng từ nước ngoài nhảy vào Việt Nam, nội tại không đủ để chuẩn bị.
Theo đó, để tháo gỡ khó khăn về thiếu hụt nguồn nhân lực, theo các chuyên gia, các công ty phải chủ động xây dựng lực lượng thông qua hoạt động đào tạo nội bộ. Đối với lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp Việt Nam, việc nâng cao các kỹ năng mềm và cập nhật các kiến thức về pháp luật, thị trường bất động sản là điều cần được chú trọng trong giai đoạn này.
Ngoài ra, đối với các sản phẩm du lịch mới theo nhu cầu quốc tế như Condotel (căn hộ khách sạn), Biệt thự nghỉ dưỡng… cần các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết chính sách nhanh để đáp ứng thị trường du lịch thế giới và đảm bảo xã hội hóa ngành du lịch.
Tin liên quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bất động sản vẫn “hút” nguồn vốn ngoại
16:56 | 21/10/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK