Thúc liên kết doanh nghiệp nội
Nhưng trong tình hình khó khăn chung vì dịch bệnh như hiện nay, câu chuyện liên kết giữa các DN nội lại cần được hối thúc mạnh mẽ hơn.
Nhìn vào thị trường hiện nay, nhiều DN đang gặp khó khăn, đình trệ sản xuất kinh doanh do công việc ít, khách hàng ít mà vẫn phải “nuôi” lượng lớn công nhân viên, tốn kém chi phí mặt bằng, văn phòng, nhiều nơi diễn ra tình trạng rao bán, cho thuê lại mặt bằng kinh doanh. Điều này đã khiến một DN phải thốt lên, chính các DN trong nước lại không biết hỗ trợ nhau, từ việc hỗ trợ chi phí mặt bằng, hỗ trợ cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa… đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, tự DN trong nước làm triệt tiêu nhau trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
Vậy nên, nhiều chuyên gia kinh tế đã cho rằng, sự liên kết giữa các DN trong nước vẫn còn rất mỏng manh, nhất là việc liên kết theo chuỗi giá trị để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho chính DN, mà còn ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cả chuỗi cung ứng quốc gia. Bởi rõ ràng, sản xuất kinh doanh theo kiểu “đơn thương độc mã” khiến sản phẩm khó đạt chất lượng và đảm bảo yêu cầu, nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Tiêu biểu như lĩnh vực nông lâm thủy sản, nhiều DN lâu nay vẫn mạnh ai nấy làm, chủ yếu xuất khẩu sản phẩm nông sản thô giá rẻ; trong khi theo các chuyên gia, nếu các DN nội có sự liên kết lại ở khâu nguyên liệu, khâu chế biến và cung ứng, thì không những giải quyết tốt bài toán đầu ra, mà còn có thể nâng cao giá trị cho nông sản Việt Nam.
Từ thực trạng nêu trên, cộng thêm tình hình DN nhiều ngành sản xuất, chế biến gặp khó khăn do dịch Covid-19, đẩy mạnh liên kết nội địa là giải pháp cần phải tính tới lúc này. Theo đó, các DN trong nước phải liên kết, thống nhất vai trò của từng đối tượng ở từng khâu, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Qua đó, các DN sẽ xây dựng được thương hiệu và uy tín mạnh hơn với người tiêu dùng và đối tác. Điều này rất cần đến sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, đặc biệt là các hiệp hội ngành nghề. Tất nhiên, những liên kết này thành hay bại phụ thuộc phần nhiều vào tư duy của DN, người lãnh đạo DN, chấp nhận hy sinh những lợi ích trước mắt để tính tới sự bền vững và phát triển dài lâu.
Tin liên quan
Đề xuất giảm 15 đến 30% tiền thuê đất năm 2024 cho người bị ảnh hưởng bão số 3
14:45 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hà Nội: Tập trung liên kết phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
15:45 | 05/06/2024 Kinh tế
Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc
14:15 | 23/04/2024 Hải quan
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Tin mới
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK