Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng: Tiếp tục dành nguồn lực thích đáng cho y tế
Tăng cường hệ thống y tế để ứng phó với biến chủng Omicron | |
Yêu cầu các địa phương xây dựng kịch bản ứng phó với biến chủng Omicron |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng tham gia cuộc thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021. |
Điều chỉnh linh hoạt chính sách tài khoá
Phát biểu tại toạ đàm “Phối hợp các chính sách tài khoá, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế” chiều nay 5/12/2021, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết: Thời gian qua, dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, từ y tế, giáo dục, an ninh trật tự, môi trường.
Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, đã có điều chỉnh linh hoạt về chính sách tài khoá để có nguồn hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh, người dân. Việt Nam đã điều chỉnh cả về thu và chi ngân sách nhà nước (NSNN).
Cụ thể, về thu NSNN, Việt Nam đã thực hiện miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu NSNN, tạo thanh khoản, giảm bớt khó khăn về dòng tiền cho DN và hộ kinh doanh, hỗ trợ trực tiếp cho các DN, hộ kinh doanh trong thời điểm khó khăn.
“Ước tính, lượng thuế miễn, giảm, giãn trong năm 2020 khoảng 130 nghìn tỷ đồng. Trong đó, lượng giãn xấp xỉ 100 nghìn tỷ đồng, còn lại là miễn, giảm. Năm 2021, tổng lượng miễn, giảm, giãn khoảng 140 nghìn tỷ đồng. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng đang nghiên cứu tiếp tục thực hiện”, Thứ trưởng Võ Thành Hưng nói.
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin thêm: Các chính sách miễn, giảm, giãn tập trung vào những ngành hàng, lĩnh vực chịu tổn thương nhiều do tác động của dịch bệnh như vận tải (trong đó có ngành hàng không), du lịch, khách sạn, giáo dục, y tế…
Về chi ngân sách, thời gian qua rất nhiều các cơ chế, chính sách về chi ngân sách đã được ban hành để hỗ trợ trực tiếp cho DN (chủ sử dụng lao động), người lao động, các đối tượng yếu thế như người nghèo, hộ chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội.
Riêng năm 2021, cả ở cấp Trung ương và địa phương đã chi khoảng 76 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã sử dụng các quỹ như: Bảo hiễm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động… Tổng số sử dụng các quỹ này khoảng 48 nghìn tỷ đồng, trong đó riêng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp khoảng 38 nghìn tỷ đồng.
“Chúng ta cũng thực hiện nhiều chính sách về miễn giảm tiền điện, cước viễn thông, học phí. Tổng các miễn giảm này ước tính khoảng 40 nghìn tỷ đồng”, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói.
Tổng hoà các chính sách đã thực hiện vừa qua được Thứ trưởng Võ Thành Hưng đánh giá đã góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, đặc biệt là những đối tượng chịu tác động nghiêm trọng của dịch bệnh; qua đó tạo thêm nguồn lực để ứng phó thành công dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội thời gian qua.
Từ trước tới nay, chưa bao giờ có chính sách hỗ trợ ở quy mô lớn cả về tiền và phạm vi đối tượng lớn như vậy.
Vì thế, trong quá trình triển khai thực hiện cũng có những điểm chưa ổn thoả. Rút kinh nghiệm từ quá trình thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP này 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, thời gian qua Chính phủ đã có những điều chỉnh thể hiện ở Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19 và các Nghị quyết sau đó.
Chính sách phụ thuộc từng thời điểm
Trong chính sách tài khoá hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, chính sách nào là trọng tâm nhất? Trả lời cho câu hỏi này, lãnh đạo Bộ Tài chính phân tích: Câu trả lời phụ thuộc vào thời điểm kiểm soát, khống chế dịch bệnh.
Trong giai đoạn dịch bùng phát nhanh, lan tràn như tại Bắc Ninh, Bắc Giang vào tháng 4/2021, tháng 5/202 hay tại 21 địa phương phía Nam vào khoảng tháng 8/2021, tháng 9/2021, đó là lúc sử dụng nhiều công cụ chi trực tiếp hỗ trợ DN, người dân. Ngoài hỗ trợ bằng tiền còn sử dụng các nguồn lực, ví dụ như xuất cấp hàng dự trữ để người dân yên tâm thực hiện các yêu cầu về phòng chống dịch.
Tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân, DN trở lại bình thường hơn, các chính sách sẽ tập trung vào tháo gỡ khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, thị trường lao động, tiếp tục giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội.
Có thể tháo gỡ khó khăn cho DN thông qua tạo thanh khoản cho DN, tháo gỡ khó khăn về thanh khoản tiền mặt, các vấn đề về tín dụng và chi phí đầu vào khác; đồng thời cũng có thể tạo nền tảng để phát triển bền vững trong thời gian tới thông qua các chính sách kích cầu đầu tư, đặc biệt là các hệ thống hạ tầng quan trọng… Đây cũng là các trọng tâm trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế Chính phủ đang bàn.
“Chính phủ đã bàn thảo với phía các cơ quan của Quốc hội để có thể hoàn thiện, trình Quốc hội trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng dịch bệnh chưa mất đi, thậm chí còn phức tạp hơn với biến chủng mới Omicron. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục dành nguồn lực thích đáng cho lĩnh vực y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh”, Thứ trưởng Võ Thành Hưng nhấn mạnh.
Tin liên quan
Triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm để đầu tư công góp phần tăng trưởng kinh tế
15:02 | 25/12/2024 Tài chính
Chính sách tài khóa mở rộng ngăn chặn đà suy giảm, thúc đẩy tổng cầu
13:30 | 03/12/2024 Kinh tế
Hỗ trợ tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
13:20 | 03/12/2024 Kinh tế
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
19:51 | 05/02/2025 Tài chính
Chứng khoán 2025: Kỳ vọng tạo sự đột phá về quy mô và chất lượng
16:40 | 05/02/2025 Chứng khoán
Tính toán điều hành giá để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025
18:32 | 04/02/2025 Tài chính
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
10:31 | 01/02/2025 Tài chính
Hiện đại hoá nghiệp vụ, Kho bạc Nhà nước tăng hiệu quả thu - chi ngân sách
20:46 | 30/01/2025 Thuế - Kho bạc
Cung cầu thị trường Tết không có diễn biến bất thường về giá
18:38 | 29/01/2025 Tài chính
Những bước đi quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá toàn diện ngành Thuế
08:40 | 27/01/2025 Thuế - Kho bạc
Bước vào kỳ nghỉ Tết, giá cả mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động bất thường
12:22 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chính thức vận hành sàn giao dịch các-bon tại Việt Nam từ năm 2029
12:06 | 26/01/2025 Tài chính
Sức bật của ngành bảo hiểm trong năm 2024
08:12 | 26/01/2025 Tài chính
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Việt Nam đã sẵn sàng cho sân chơi lớn
13:41 | 25/01/2025 Chứng khoán
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt cho tăng trưởng 8% trở lên
TP Hồ Chí Minh: Khách nước ngoài mua hơn 1.500 tỷ đồng hàng hóa mang theo khi xuất cảnh
WGC: Bất ổn về địa chính trị và kinh tế có thể làm tăng nhu cầu về vàng trong năm 2025
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
Transerco tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics