Thống đốc NHNN: Dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam thuộc mức cao
Tín dụng tăng chậm, nhiều ngân hàng "hụt hơi" lợi nhuận quý 3 Tín dụng còn dư địa gần 1 triệu tỷ đồng, một số ngân hàng đang xin thêm "room" Lo ngại chất lượng tín dụng ngân hàng khi nợ xấu gia tăng |
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự phiên thảo luận tại Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Cần thiết kế các gói tín dụng cho sản xuất kinh doanh
Thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, từ chiều 31/10 đến ngày 1/11), đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh) nhìn nhận, vốn tín dụng tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, song quan trọng nhất, thậm chí quyết định là xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa thị trường nội địa còn yếu dẫn đến sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp.
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, rào cản trong tiếp cận vốn vay còn do các ngân hàng hầu như không chấp nhận tài sản đảm bảo là hàng tồn kho của doanh nghiệp, do tình hình kinh tế khó khăn nên các khoản thu của doanh nghiệp chậm được thu hồi, hàng tồn kho lớn, chậm luân chuyển. Vì thế, doanh nghiệp chỉ tiếp cận được khoản vay ngắn hạn, còn điều kiện vay trung, dài hạn thì ngặt nghèo, thủ tục phức tạp. Vì thế, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần thiết kế các gói tín dụng cho sản xuất kinh doanh để khơi thông vốn ngân hàng, hạ lãi suất, nới lỏng điều kiện cho vay vốn.
Đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TPHCM) cho rằng, để tháo gỡ điểm nghẽn trong tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế, chương trình tín dụng cho 5 lĩnh vực ưu tiên đang phát huy hiệu quả, nhưng mới chỉ áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn. Vì thế, đại biểu đề xuất có cơ chế cho vay trung, dài hạn, vì những lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ, công nghệ số, kinh tế số là những động lực quan trọng cho phát triển kinh tế.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cải cách thể chế, bởi “thể chế tốt thì khai thông nguồn lực và giúp tiền đẻ ra tiền, còn thể chế tồi thì có tiền cũng không tiêu được”. Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, vấn đề quan trọng nhất trong bối cảnh hiện nay là phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, phải khắc phục cho được những quy định pháp lý chồng chéo, bất cập.
Nhu cầu đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng
Trước sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội liên quan đến tín dụng, giải trình trước Quốc hội tại phiên thảo luận sáng 1/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng thẳng thắn nhìn nhận, tín dụng vẫn tăng chậm, khi tính đến 27/10 mới tăng 7,1% so với cuối năm ngoái, trong khi năm 2023, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 14%.
“Tiếp cận tín dụng là vấn đề được các đại biểu quan tâm không chỉ ở một kỳ họp mà ở nhiều kỳ họp Quốc hội. Bởi nội tại của nền kinh tế, nhu cầu đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào vốn tín dụng của ngân hàng. Dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam thuộc mức cao trong các nước cao nhất thế giới. Ngân hàng thế giới cũng đã cảnh báo vấn đề này”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.
Thống đốc NHNN giải trình trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Theo Thống đốc NHNN, trước tình hình này, Chính phủ và NHNN cũng đã tổ chức rất nhiều hội nghị chuyên đề để phân tích, mổ xẻ những nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp. Vì thế, hiện nay, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành cùng NHNN đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như xúc tiến thương mại để tăng đơn hàng xuất khẩu và tăng cường khai thác cầu nội địa để doanh nghiệp có đầu ra và có dự án khả thi sẽ tiếp cận được tín dụng.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho bất động sản. Tổ công tác cũng đã nhận diện được khoảng 70% nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó là về pháp lý, nên các bộ, ngành, địa phương cũng đang quyết liệt tháo gỡ. Sau khi khó khăn về pháp lý được tháo gỡ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, chắc chắn tăng trưởng tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Đối với tín dụng cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo Thống đốc, với đặc thù số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 95% tổng số doanh nghiệp cả nước nên NHNN đã nhiều lần kiến nghị phải tăng cường các giải pháp như bảo lãnh vốn vay thì mới có thể đồng hành tăng trưởng tín dụng cho khối doanh nghiệp này.
Hơn nữa, lãnh đạo NHNN cũng nêu, NHNN đã điều hành linh hoạt các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, nên từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục điều phối để tăng tín dụng, đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát để giảm thủ tục hành chính, cải thiện hỗ sơ nhằm rút ngắn quá trình vay vốn.
Thống đốc NHNN cho rằng, bối cảnh kinh tế tạo áp lực đối với điều hành chính sách tiền tệ. Ảnh: Quochoi.vn |
Cũng tại phần giải trình, đánh giá về công tác điều hành chính sách tiền tệ nói chung, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho hay, năm 2023 tiếp tục là một năm đầy khó khăn thách thức vì kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, thách thức nhiều hơn dự báo, hết khó khăn này lại đến khó khăn khác. Trong nước, những khó khăn nội tại của nền kinh tế cũng chưa thể xử lý trong một thời gian ngắn, tạo áp lực đối với điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt khi chính sách tiền tệ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong mọi tình huống.
Vì thế, NHNN đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bám sát diễn biến tình hình để chủ động tâm thế ứng phó linh hoạt, thực hiện đồng bộ các giải pháp và công cụ chính sách tiền tệ với thời điểm và liều lượng hợp lý để đóng góp chung vào thành công chung của nền kinh tế.
“NHNN luôn quan triệt là các chính sách phải ứng phó với những diễn biến cấp bách trước mắt, nhưng cũng phải có giải pháp căn cơ về trung và dài hạn để đảm bảo các cân đối kinh tế vĩ mô bền vững”, Thống đốc NHNN nhấn mạnh.
Tin liên quan
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít
16:27 | 30/10/2024 Kinh tế
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
19:11 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK