Thị trường chứng khoán điều chỉnh trong ngắn hạn để tìm điểm cân bằng mới
Thị phần môi giới chứng khoán quý 2 ra sao trong bối cảnh thị trường giảm sâu? | |
Tìm cơ hội trong biến động của thị trường chứng khoán | |
Thị trường chứng khoán phái sinh đạt kỷ lục mới trong tháng 5 |
Quy mô vốn hóa giảm, quy mô niêm yết tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường có những nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn sau thời gian tăng trưởng mạnh mẽ để tìm điểm cân bằng mới, chuẩn bị cho một giai đoạn tăng trưởng tiếp theo
Tiếp nối đà tăng của năm 2021, chỉ số thị trường diễn biến tích cực trong những ngày đầu năm 2022, đạt mức đỉnh lịch sử mới 1.528,57 điểm vào ngày 6/1/2022. Sau khi đạt mức đỉnh lịch sử, thị trường bước vào giai đoạn diễn biến giằng co và có sự bứt phá mạnh trở lại vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Thanh khoản thị trường cổ phiếu trong giai đoạn này tiếp tục tăng trưởng khá với giá trị giao dịch bình quân quý 1/2022 đạt 31.174 tỷ đồng, tăng 17,2% so với bình quân năm 2021.
Trong quý 2, thị trường đã trải qua những nhịp điều chỉnh giảm mạnh. Đóng cửa thị trường ngày 30/6/2022, chỉ số VN-Index đạt mức 1.197,6 điểm, giảm 20,1% và chỉ số HNX-Index đạt mức 277,68 điểm, giảm 41,4% so với cuối năm 2021.
Thanh khoản thị trường có xu hướng giảm khiến giá trị giao dịch bình quân quý 2/2022 đạt 20.491 tỷ đồng/phiên, giảm 34,27% so với bình quân quý 1/2022. Tuy nhiên, tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân của thị trường cổ phiếu đạt 25.440 tỷ đồng, chỉ giảm 4,4% so với bình quân năm trước.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu giảm sâu kết hợp với tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp đã đưa định giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam trở nên hấp dẫn so với các thị trường trong khu vực với mức P/E VN-Index dự phóng 11,5 lần trong khi tỷ lệ P/E dự phóng trung bình của các quốc gia ASEAN đang phát triển trong khu vực khoảng 16,2 lần.
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu giảm do chỉ số giảm mạnh nhưng quy mô niêm yết vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tính đến ngày 30/6, mức vốn hóa thị trường đạt 6.250 nghìn tỷ đồng, giảm 19,5% so với cuối năm 2021, tương đương 74,4% GDP.
Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch (ĐKGD) của thị trường tính đến cuối tháng 5/2022 đạt 1.830 nghìn tỷ đồng, tăng 5,22% so với cuối năm 2021 với 767 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở GDCK và 863 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Lượng tài khoản nhà đầu tư mới tăng gấp đôi
Cũng trong nửa đầu năm, số lượng tài khoản nhà đầu tư mới tham gia thị trường vẫn tăng gấp đôi dù thị trường giảm mạnh cho thấy sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam
Tính chung cả 5 tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới gần 1,4 triệu tài khoản chứng khoán, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước. Tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đã đạt 5,695 triệu, tăng 32% so với cuối năm 2021.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tương đương hơn 5,7% dân số, vượt trước 3 năm so với mục tiêu của Chính phủ đặt ra. Xu hướng này phản ánh mức độ quan tâm của người dân đến kênh đầu tư chứng khoán ngày càng tăng và đầu tư chứng khoán đang trở thành một kênh đầu tư quan trọng bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống.
Cùng với đó, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) có xu hướng mua ròng quay trở lại trên thị trường cổ phiếu nhưng bán ròng trên thị trường trái phiếu
Từ đầu năm đến nay, NĐTNN đã mua ròng 3.397 tỷ đồng trên thị trường cổ phiếu, đặc biệt trong quý 2 là giai đoạn TTCK Việt Nam điều chỉnh giảm sâu, NĐTNN đã đẩy mạnh mua ròng với giá trị 10.417 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Trong thời gian qua, TTCK phái sinh tiếp tục phát huy vai trò phòng vệ rủi ro hiệu quả cho nhà đầu tư . Sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 ngày càng thu hút nhà đầu tư tham gia nhằm phòng vệ rủi ro trong những giai đoạn thị trường cổ phiếu có biến động mạnh.
Tính chung từ đầu năm đến nay, khối lượng giao dịch bình quân đạt 211.463 hợp đồng/phiên, tăng 12% so với bình quân năm trước. Trong đó, khối lượng giao dịch bình quân trong tháng 5 và tháng 6 của hợp đồng đạt mức trên 310.000 hợp đồng/phiên.
Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu duy trì ổn định. Đến cuối tháng 5/2022, thị trường có 427 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.629 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với năm 2021 (tương đương 19,4% GDP). Thanh khoản thị trường trái phiếu giảm nhẹ, giá trị giao dịch bình quân từ đầu năm đến nay đạt 10.649 tỷ đồng/phiên, giảm 6,6% so với bình quân năm trước.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, có được những điều này là nhờ sự hỗ trợ từ nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước phục hồi khả quan sau đại dịch, lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết được cải thiện, cùng những động thái mạnh mẽ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường tính minh bạch cho TTCK Việt Nam.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động huy động vốn trên TTCK
Trong 6 tháng cuối năm, nhiều nhiệm vụ trọng tâm được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính đặt ra nhằm ổn định, phát triển thị trường chứng khoán.
Các nhiệm vụ tập trung vào việc khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường; quản lý tổ chức kinh doanh chứng khoán; quản lý hoạt động phát hành chứng khoán và công ty đại chúng; giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.
Trong đó, đối với công tác quản lý hoạt động phát hành chứng khoán và công ty đại chúng, sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động huy động vốn trên TTCK của các tổ chức phát hành; thực hiện kiểm tra, xử lý kịp thời các doanh nghiệp không tuân thủ quy định về niêm yết/đăng ký giao dịch sau khi cổ phần hóa.
Tăng cường kiểm tra chất lượng báo cáo tài chính và hoạt động kiểm toán của các đơn vị kiểm toán, kiểm toán viên; phối hợp chặt chẽ với Hội kiểm toán viên hành nghề trong đào tạo, đánh giá chất lượng báo cáo tài chính, việc giám sát và xử lý vi phạm đối với công ty kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề.
Đối với công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, sẽ đẩy mạnh công tác giám sát TTCK, nâng cao vai trò giám sát các tuyến, nhất là các đơn vị giám sát tuyến đầu để kịp thời phát hiện các giao dịch có dấu hiệu bất thường. Đối với giám sát công ty đại chúng, tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ về công bố thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính, báo cáo tài chính kiểm toán cũng như chấn chỉnh, tăng cường chất lượng công tác kiểm toán của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán.
Cùng với đó, rà soát, giám sát, kiểm tra và có biện pháp thúc đẩy, xử lý sai phạm đối với các doanh nghiệp không tuân thủ quy định về cổ phần hóa gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch trên TTCK.
Tin liên quan
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Gần 100 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Miza chính thức giao dịch trên UPCoM
19:34 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
15:24 | 26/11/2024 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics