Thị phần của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đang bị thu hẹp
Công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất ống thép ở thị trấn Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) ngày 5/11/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)
Quá trình trỗi dậy như một siêu cường kinh tế của Trung Quốc đang bị đảo ngược và nhiều khả năng sẽ tạo ra bước ngoặt lịch sử mới cho nền kinh tế toàn cầu trong những thập niên tới.
Thị phần của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng gấp 10 lần, từ dưới mức 2% của năm 1990 lên 18,4% vào năm 2021. Đây là lần đầu tiên và duy nhất thế giới chứng kiến một mức tăng trưởng nhanh và liên tục đến vậy.
Tuy nhiên, sự đảo ngược đã bắt đầu.
Vào năm 2022, thị phần của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới đã giảm đi một chút và cho đến năm nay, tốc độ suy giảm đang lớn dần, xuống còn 17%.
Khoảng cách 1,4% trong hai năm qua đánh dấu mức giảm thị phần lớn nhất của Trung Quốc kể từ những năm 1960.
Đánh giá về những nguyên nhân khiến quy mô kinh tế Trung Quốc trong tỷ trọng kinh tế toàn cầu bị suy giảm, một số chuyên gia kinh tế cho rằng phần lớn xuất phát từ các yếu tố nội tại của chính cường quốc này.
Đầu tiên là vấn đề về lực lượng lao động. Tốc độ tăng trưởng tiềm năng dài hạn của Trung Quốc, dựa trên tổng số lao động mới gia nhập lực lượng lao động và sản lượng trên mỗi lao động, hiện ở mức 2,5%.
Tình trạng số sinh thấp của Trung Quốc đã làm giảm tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của thế giới từ mức cao nhất là 24% xuống còn 19% và dự kiến sẽ giảm xuống 10% trong 35 năm tới.
Một cuộc thăm dò ý kiến của các doanh nghiệp tư nhân do Trường kinh doanh Cheung Kong thực hiện trong cùng tháng ghi nhận sự sụt giảm niềm tin kinh doanh đang tăng lên.
Thứ hai là vấn đề nợ công. Trong một thập kỷ vừa qua, tổng số nợ của Trung Quốc đã ở mức cao lịch sử đối với một quốc gia đang phát triển.
Hai vấn đề này đã làm chậm lại tốc độ tăng trưởng năng suất, được đo bằng sản lượng trên mỗi công nhân. Ít công nhân hơn và tăng trưởng sản lượng trên mỗi công nhân yếu hơn sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc bắt đầu giành lại thị phần trong nền kinh tế toàn cầu.
Năm 2023, Trung Quốc đã chứng kiến sự mất giá liên tục của đồng nội tệ. Các nhà đầu tư đang rút tiền ra khỏi nước này với tốc độ kỷ lục, gây thêm áp lực lên đồng nhân dân tệ. Số liệu thống kê cho thấy nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế lớn nhất châu Á giảm 12 tỷ USD trong quý 3 năm 2023.
Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài đang rời đi, chính các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang dịch chuyển với tốc độ đầu tư ra nước ngoài nhanh bất thường, làm suy giảm nguồn vốn mới đưa vào hoạt động sản xuất.
Nếu như trước đây, việc doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng đầu tư ra nước ngoài được hiểu là theo hướng có lợi cho Trung Quốc, thì giờ đây dường như đó lại chính là yếu tố cản trở sự hồi phục nhanh chóng của nền kinh tế nước này.
Tại cuộc gặp mặt Tổng thống Mỹ Joe Biden và giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn của Mỹ, bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã đề cập rằng Trung Quốc vẫn cần các đối tác kinh doanh nước ngoài./.
Tin liên quan

Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính tăng hơn 9 tỷ USD
13:35 | 05/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu rau quả lao dốc
16:18 | 28/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Khách nhập cảnh tăng cao, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thông quan nhanh chóng

Hải quan Hòn La hỗ trợ đánh giá năng lực doanh nghiệp

Hải Phòng: Khai thác tuyến vận tải biển nhanh nhất từ Việt Nam đến Mỹ

Chặn thực phẩm đông lạnh xuất nhập lậu qua khu vực cửa khẩu Chi Ma

Brazil dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile
09:41 | 01/05/2025 Thuế

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

Khách nhập cảnh tăng cao, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thông quan nhanh chóng

Hải quan Hòn La hỗ trợ đánh giá năng lực doanh nghiệp

Gần 40.000 lượt khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái trong 2 ngày lễ

Sau sắp xếp, số thu và khối lượng công việc của nhiều Chi cục Thuế tăng cao

Hải quan cửa khẩu cảng Vạn Gia tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp

Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan hơn 1.600 xe hàng dịp nghỉ lễ

Hải Phòng: Khai thác tuyến vận tải biển nhanh nhất từ Việt Nam đến Mỹ

Brazil dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam

Doanh nghiệp lưu ý gì khi XNK hàng hóa qua cảng Cát Lái

Lấy ý kiến việc sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Giá rẻ, thuế 0%: Indonesia đang dẫn dắt thị phần than vào Việt Nam

Lạng Sơn: Hơn 6.500 phương tiện chở hàng XNK qua các cửa khẩu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chặn thực phẩm đông lạnh xuất nhập lậu qua khu vực cửa khẩu Chi Ma

Liên tiếp phát hiện thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Công khai 78 trường hợp nợ thuế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Hải quan phối hợp bắt 50 bánh ma túy ở Điện Biên

Công khai 139 trường hợp nợ thuế trên địa bàn Nam Định, Hưng Yên

Lạng Sơn: Liên tiếp bắt giữ 2 vụ vận chuyển pháo nổ trái phép

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D

Xuất hóa đơn giá trị gia tăng với dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị- Chi Lăng

Thủ tục, chính sách đối với hàng thay đổi mục đích sử dụng

Công ty có hoạt động xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế GTGT 0%

Hóa chất cơ bản thuộc đối tượng giảm thuế GTGT

Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%

Tháng 4 giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới

Cần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài

Giá biệt thự, liền kề trên thị trường sơ cấp giảm theo quý nhưng tăng mạnh theo năm

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga thuận lợi
