Facebook Twitter youtube Tiktok

Thể thao & Cuộc sống: Từ tượng đài điền kinh cắt cỏ đến bài toán “đầu ra” bế tắc của VĐV Việt Nam

(HQ Online) - Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thậm chí trở nên nguy hiểm hơn trên toàn cầu và rõ ràng, với đặc thù của mình, hệ lụy mà thể thao phải gánh chịu là rất lớn. Thể thao Việt Nam cũng chẳng là ngoại lệ, trong đó lo lắng nhất là tương lai của chính những VĐV thể thao đang bị bỏ ngỏ với bài toán "đầu ra". Theo con số thống kê, có tới 70% số VĐV cấp tỉnh thuộc diện chính quy, có thâm niên tập luyện thi đấu và thành tích, giải nghệ là lập tức rơi vào tình cảnh “tay trắng”, coi như phải tự “vào đời” lại từ đầu. Chỉ có 10-15% số tuyển thủ quốc gia trụ lại làm HLV sau giải nghệ. Câu chuyện “đầu ra” cho VĐV vẫn luôn là vấn đề nóng nhất của Thể thao Việt Nam, mà các cấp quản lý đang thả nổi, và rơi vào sự bế tắc kéo dài.
Những VĐV Việt Nam giành được nhiều HCV nhất tại SEA Games 30
4 VĐV Hà Tĩnh được đầu tư cho Sea Games 2019, Olympic 2020
Tấm huy chương vàng đầu tiên giúp các VĐV Việt Nam giải tỏa áp lực
Gặp VĐV điền kinh gợi cảm nhất hành tinh
Ánh Viên thắng tuyệt đối ở cuộc bầu chọn VĐV tiêu biểu toàn quốc
Thể thao & Cuộc sống: Từ tượng đài điền kinh cắt cỏ đến  bài toán “đầu ra” bế tắc của VĐV Việt Nam
Đằng sau những khoảng khắc thăng hoa cùng TTVN, là tương lai bỏ trống của các tuyên thủ.

Nỗi niềm nơi tượng đài điền kinh cắt cỏ, dọn vệ sinh SVĐ

Mỗi khi nói đến sự “bạc” của thể thao Việt Nam, người ta vẫn hay dẫn ra trường hợp đầy nước mắt, khổ ải triền miên của VĐV chạy dài nữ hay nhất Việt Nam Trần Thị Soa, người từng dự Olympic 1980. Sự bất hạnh của bà, theo một cách nào đó có thể đổ cho số phận, song vẫn phải thấy phần lớn đến từ chính thể thao. Giá như bà có một công việc ổn định, sự đãi ngộ tương xứng, chứ không phải là nhân viên cắt cỏ, dọn vệ sinh, bán vé của sân Vinh (Nghệ An), cuộc sống của tượng đài điền kinh này đã khác nhiều.

Cả thể thao Việt Nam mới chỉ có An Giang là địa phương duy nhất có quy định hỗ trợ VĐV sau khi nghỉ thi đấu, áp dụng từ 2012. Theo đó, khi VĐV giải nghệ, tỉnh sẽ căn cứ vào thành tích quốc tế và quốc gia để có một khoản hỗ trợ riêng, với mức tối đa 300 triệu đồng. Với các VĐV giải nghệ vì chấn thương hay đau ốm cũng sẽ được hổ trợ một khoản phù hợp. Lực sĩ Vàng Phạm Văn Mách và “nữ hoàng tốc độ” Vũ Thị Hương từng được hưởng mức cao nhất của An Giang.

Ngay cả thời kỳ mới, thảm cảnh sau giải nghệ của “bác Soa” vẫn luôn là nỗi ám ảnh và nguy cơ thường trực đối với bất cứ VĐV nào, kể cả các ngôi sao hàng đầu, dù có thể không đến mức như thế. Chẳng nói đâu xa, điều đó đang hiện hữu ngay ở điền kinh Nghệ An, nơi bà Soa gắn bó cả đời trong khốn khó.

Như thống kê của Nguyên Trưởng bộ môn Điền kinh tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Bằng thì qua 10 năm, môn này đã duy trì tập huấn đào tạo một lực lượng lên tới 150 VĐV. Thế nhưng chỉ có 1/10 số VĐV, đều thuộc diện có thành tích cao, được tạo điều kiện đi học Đại học. Chỉ có điều, đến giờ mới có đúng 7 người sau khi tốt nghiệp và giải nghệ được giữ làm HLV cả diện chính thức và hợp đồng, do chỉ tiêu bộ môn được phân bổ chỉ có vậy.

Số VĐV khác, như ông Bằng “điểm danh” có thêm 10 người xin được làm giáo viên thể chất hay nhân viên tại các cơ sở thể thao trên địa bàn. Như vậy, ngành thể thao Nghệ An mới giải quyết và đáp ứng được “đầu ra” cho 17/150 VĐV điền kinh, một tỉ lệ quá thấp. Mà điền kinh đã là môn rất được ưu tiên.

Các VĐV còn lại coi như phải làm lại từ đầu, chỉ với vài triệu đồng hỗ trợ theo quy định khi giã từ thể thao mà không có gì trong tay, bằng cấp, kỹ năng, tích lũy tài chính. Người may mắn hiếm hoi trụ lại làm HLV, cựu vô địch quốc gia 100m Nguyễn Thanh Hải, cho biết, các đồng nghiệp của anh ngày nào giờ làm đủ việc để mưu sinh vất vả từ công nhân, thợ cơ khí, đến bảo vệ. Có người xin đi xuất khẩu lao động phổ thông. Có người về quê làm ruộng.

Thể thao & Cuộc sống: Từ tượng đài điền kinh cắt cỏ đến  bài toán “đầu ra” bế tắc của VĐV Việt Nam

Bà Trần Thị Soa hôm nay với bức ảnh của mình, bức ảnh về cô gái chân trần nổi tiếng những năm 80 của điền kinh Việt Nam.

Vòng luẩn quẩn quanh “lối ra” duy nhất

Sự thật phũ phàng của điền kinh hay thể thao Nghệ An cũng chính là minh chứng điển hình cho câu chuyện “đầu ra” nhức nhối của cả thể thao Việt Nam. Có một thống kê gây sốc khi có tới 60-70% số VĐV từng là tuyển thủ cấp tỉnh thuộc diện chính thức nhiều năm, có thành tích và đẳng cấp, khi chia tay sự nghiệp coi như “tay trắng” và “vào đời” lại từ đầu. Ngành thể thao coi như hết trách nhiệm. Chính xác hơn, cơ quan quản lý thể thao các cấp chỉ có thể lo “phần ngọn” mang tính bể nổi là các tuyển thủ quốc gia, làm HLV hay giáo viên thể chất, và cũng chỉ giải quyết được cho 10-15%, hầu hết phải thuộc diện “sao”.

Ngay cả với các tuyển thủ quốc gia, để có một tấm bằng Đại học chuyên ngành thể thao, chính quy hay tại chức cũng đã là một thử thách ghế gớm, do đặc thù tập luyện thi đấu quanh năm, và lại không được ưu tiên gì. Hầu hết các VĐV đều bị nợ môn và phải học lại, thi lại vô cùng khổ sở và tốn kém. Thậm chí, tay vợt bóng bàn nổi tiếng Đoàn Kiến Quốc từng nợ đến 40 môn, phải nộp lệ phí học lại và thi lại với tổng số tiền lên tới 300 triệu đồng.

Bài toán “đầu ra” đang rơi vào sự bế tắc kéo dài, khi cả làng thể thao đều luẩn quẩn mãi quanh “lối ra” duy nhất: làm thầy (HLV thể thao thành tích cao và giáo viên thể chất). Đây là câu trả lời đúng nghĩa “trăm người như một” khi hỏi một tuyển thủ về dự định công việc sau khi giải nghệ. Để rồi quá nhiều VĐV, kể cả tuyển thủ quốc gia, đã vỡ mộng hoàn toàn trước thực tế khắc nghiệt, với những bi kịch mưu sinh thực sự. Có thể kể ra đây hàng loạt trường hợp đắng lòng.

Kình ngư từng đoạt tấm HCB lịch sử cho bơi Việt Nam tại SEA Games 2012 Trần Xuân Hiền trước khi qua đời vì tan nạn thương tâm đã trải qua nhiều năm trong cảnh tha hương vào Sài gòn mưu sinh, ở nhà trợ, làm bảo vệ hồ bơi. Nhà vô địch điền kinh SEA Games 22 Nguyễn Thị Nụ phải đi nhổ cỏ, chăm sân bóng. HLV bóng chuyền Vũ Thị Huệ phải đi quét rác. Cựu tiền vệ Quách Thanh Mai (bóng đá nữ) phụ gia đình sửa chữa xe máy; Một tuyển thủ bóng đá khác cùng tên Bùi Tuyết Mai sống nhờ nghề bán mĩ phẩm. Thủ thành nổi tiếng của ĐTQG bóng đá nữ Kim Hồng cũng từng phải đi bán bánh mì…

Từ trải nghiệm đầy cay đắng của mình, nhà vô địch điền kinh SEA Games Vũ Bích Hường cho rằng “cái chết” của mình, nhiều đồng đội và cả đàn em đàn cháu bây giờ là đã quá mê đắm chuyên môn, không chuẩn bị cho tương lai của chính mình, với quy nghĩ đơn giản kiểu gì mình cũng sẽ được quan tâm chăm lo, kiểu gì rồi cũng được làm HLV.

Chính con trai tượng đài điền kinh này, Nguyễn Ngọc Quang, ông bố hai con vừa đoạt HCV quốc gia ở tuổi 30, cũng hệt như vậy, và chưa biết sẽ như thế nào. Cơ hội nào cho Quang cùng các đồng đội để có một suất làm HLV, khi đội điền kinh Hà Nội có tới cả mấy chục VĐV, toàn sao tuyển thủ quốc gia?

Ngành thể thao đang ở đâu?

Có thể các VĐV, kể cả các tuyển thủ quốc gia cũng phần nào đó thụ động với vấn đề công việc và thiếu sự chuẩn bị cần thiết cho tương lai của mình. Dù vậy, mấu chốt của bài toán lớn và khó vẫn nằm ở chính ngành thể thao. Bao năm qua cách tiếp cận, đào tạo, sử dụng VĐV từ những người có trách nhiệm của thể thao Việt Nam vẫn không có gì thay đổi: Chỉ tập luyện, thi đấu và thành tích.

Ngành thể thao vẫn đang coi nhẹ, hay đang bỏ trống cả mảng đào tạo, rèn luyện văn hóa, kỹ năng sống, làm việc và hướng nghiệp cho VĐV. Ngay cả khi giải nghệ, VĐV cũng gần như không có chế độ chính sách nào riêng về kinh phí, đào tạo lại, hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm. Mảng liên kết đào tạo- việc làm với các ngành, đơn vị, doanh nghiệp khác của thể thao Việt Nam cũng đang “trắng”, nếu có chỉ là một vài trường hợp nhỏ lẻ, tự phát.

Càng đáng lo vì thể thao thành tích cao Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển “nóng” với sự bùng nổ về quy mô, tạo sức ép cực lớn cho bài toán “đầu ra”. Hãy nhìn vào thể thao Hà Nội – trung tâm số 1 cả nước- với một hệ thống gồm trên 3.500 VĐV của 42 môn, đủ biết câu chuyện này nghiêm trọng tới mức nào, nếu tiếp tục thả nổi, không có một chiến lược và giải pháp riêng.

Tường Nhi

Tin liên quan

Herbalife Việt Nam tài trợ sản phẩm dinh dưỡng cho vận động viên Việt Nam

Herbalife Việt Nam tài trợ sản phẩm dinh dưỡng cho vận động viên Việt Nam

(HQ Online) - Herbalife Việt Nam công bố tài trợ sản phẩm dinh dưỡng trong năm 2023 cho các vận động viên (VĐV) và VĐV người khuyết tật xuất sắc
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021

HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021

Giành chức vô địch đã khó, bảo vệ nó còn khó hơn, HLV Trương Việt Hoàng và các học trò ở Viettel được dự đoán có mùa giải 2021 đầy khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt

2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt

2020 là năm có nhiều mất mát của showbiz Việt khi hàng loạt nghệ sĩ tên tuổi qua đời như nhạc sĩ Văn Ký, Thanh Phúc, NSND Hoàng Phương, NSƯT Hoàng Yến, diễn viên Chí Tài...
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19

Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19

Khủng hoảng từ dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự thay đổi mang tính bước ngoặt của ngành thời trang thế giới trong năm 2020.
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo

Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo

Top 10 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong năm dương lịch 2020 tính trong 5 giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu, Ibrahimovic và Messi kém xa Ronaldo.
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”

Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”

Tiền đạo người Bồ Đào Nha đã vượt qua Messi và Salah để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế ký tại Lễ trao giải Globe Soccer diễn ra ở Dubai.
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"

Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"

(HQ Online) - Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hà ở tuổi 51 tái ngộ công chúng màn ảnh nhỏ với vai Bạch Cúc trong bộ phim “Hướng dương ngược nắng” trên VTV3. Đây là một vai phụ nữ quyền lực và cay độc, hoàn toàn khác biệt những vai diễn quen thuộc của chị.
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự

Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự

Sau trận đấu giao hữu lượt về giữa ĐT Việt Nam và U22 Việt Nam, HLV Park Hang Seo có thể tạm yên tâm với những gì Quang Hải đã thể hiện nhưng chắc chắn ông sẽ còn đau đầu rất nhiều với hàng phòng ngự của ĐT Việt Nam.
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020

Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020

(HQ Online) - Thể thao thế giới năm 2020 sẽ luôn được nhìn qua lăng kính của đại dịch Covid-19 và điều thú vị là mặc dù virus corona đã khiến nhiều sự kiện bị hoãn, hủy thì khi nhìn lại 12 tháng qua, chúng ta vẫn được chứng kiến những khoảnh khắc ấn tượng, khó quên.
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"

Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"

(HQ Online) - Chương trình nghệ thuật “Quy Nhơn Ngày xanh nắng” quy tụ các nghệ sĩ hàng đầu đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định tối 25/12. Đêm nhạc mang thông điệp về một thành phố biển Quy Nhơn đang bứt phá và phát triển mạnh mẽ ở một tầm vóc mới.
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020

Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020

Top 10 thương vụ chuyển nhượng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ nhất năm 2020 có thể kể đến Bruno Fernandes, Erling Haaland...
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam

FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam

Theo cách phân bổ các suất dự World Cup nữ 2023 vừa được FIFA công bố, ĐT nữ Việt Nam sẽ đối mặt những thách thức cực kỳ lớn nếu muốn góp mặt ở ngày hội bóng đá nữ lớn nhất hành tinh.
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn

Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn

Không ít giải đấu lớn, nhỏ trong nước và quốc tế đã được Việt Nam đăng cai tổ chức thành công chứng tỏ độ tiếp cận và tiếp nhận của giới trẻ Việt Nam là rất lớn.
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu

Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu

Trong bối cảnh dịch COVID-19, nhiều phương pháp tập luyện thể dục thể thao tại nhà, hoặc tập luyện, thi đấu trên các thiết bị giả lập, mô phỏng đã thực sự phát huy hiệu quả.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Xóa độc quyền, cấp phép sản xuất vàng miếng cho doanh nghiệp đủ điều kiện?

Xóa độc quyền, cấp phép sản xuất vàng miếng cho doanh nghiệp đủ điều kiện?

Đề xuất bỏ quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng SJC đã được nhiều chuyên gia nêu ra, bởi nếu không sẽ khó ổn định những bất cập.
Hải quan xử lý gần 3.500 vụ vi phạm dịp cao điểm

Hải quan xử lý gần 3.500 vụ vi phạm dịp cao điểm

Toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, xử lý tổng số 3.483 vụ việc vi phạm; tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 5.816 tỷ đồng.
Siết chặt hoạt động môi giới bất động sản

Siết chặt hoạt động môi giới bất động sản

Dù có các quy định xử phạt, việc quản lý hoạt động môi giới vẫn bị “bỏ ngỏ", môi giới bất động sản (BĐS) vẫn là ngành nghề gần như không có rào cản khi gia nhập hay rút lui.
Vi phạm hành chính tại Hải quan Đồng Nai giảm cả về số vụ và tiền phạt

Vi phạm hành chính tại Hải quan Đồng Nai giảm cả về số vụ và tiền phạt

Tình hình vi phạm pháp luật về Hải quan của các doanh nghiệp tại Cục Hải quan Đồng Nai giảm mạnh cả về số vụ và số tiền phạt, cho thấy mức độ tuân thủ của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể.
Chỉ số giá tiêu dùng quý 1 tăng 3,77%

Chỉ số giá tiêu dùng quý 1 tăng 3,77%

Trong quý 1/2024, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
LONGFORM: Tập trung thực hiện thành công chuyển đổi số, tạo nền tảng hướng tới Hải quan thông minh

LONGFORM: Tập trung thực hiện thành công chuyển đổi số, tạo nền tảng hướng tới Hải quan thông minh

Năm 2023, trong điều kiện khó khăn của nhiều “cơn gió ngược”, ngành Hải quan đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã dành thời gian chia sẻ với Tạp chí Hải quan về những kết quả nổi bật của ngành Tài chính trong năm 2023 cũng như những định hướng lớn của Ngành trong năm 2024.
Phiên bản di động