Thấp thỏm xuất khẩu trái cây
Nhiều doanh nghiệp gỗ Việt Nam bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 tại Mỹ và EU | |
Đối tác từ hai thị trường xuất khẩu chủ chốt của ngành dệt may tạm ngưng nhập hàng |
Xuất khẩu trái cây hiện trông chờ chủ yếu vào đường biển. Ảnh: N.H |
Ông Nguyễn Đình Tùng, CEO Vina T&T Group – doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây đi Mỹ và châu Âu, cho biết, việc Mỹ và châu Âu đã cắt giảm các chuyến bay khiến việc xuất khẩu của công ty qua đường hàng không của công ty bị sụt giảm 70-80%. Do đó, gần như toàn bộ hoạt động xuất khẩu của công ty phải trông chờ vào đường biển. Thêm vào đó, một số quốc gia còn ra quy định cách ly hàng hóa 14 ngày khiến cho những loại trái cây không được bảo quản tốt sẽ bị hư hỏng và không thể xuất đi được.
Trong khi đó, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu cho hay, sáng nay, phía Mỹ vừa gửi thông báo về việc lực lượng kiểm dịch của nước này đã quay về nước. Do đó, nhiều khả năng các lô hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải thực hiện kiểm dịch tại các cảng của Mỹ. “Hiện chúng tôi vẫn đang phải chờ các thông báo tiếp theo để có phương án xử lý phù hợp” – bà Vy cho hay.
Các doanh nghiệp cũng đặc biệt lo ngại đối với quy định hạn chế người dân ra đường, làm giảm mạnh sức tiêu thụ đối với mặt hàng trái cây. Ông Tùng cho biết, lượng hàng xuất khẩu của Vina T&T đã sụt giảm 40%.
Để đối phó với tình hình sức mua kém, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây đã phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tạm ngưng ra trái đối với một số vùng nguyên liệu nhằm dưỡng cây. Chỉ xuất khẩu đối với một số loại trái cây bảo quản được lâu như dừa, nhãn, sầu riêng đông lạnh. Ông Tùng dự báo, tình hình khó khăn này có thể sẽ còn kéo dài hơn 1 tháng hoặc lâu hơn nữa.
Trong khi đó, bà Vy chia sẻ, hiện thị trường Singapore đang bị đứt nguồn cung trái cây từ Thái Lan và Malaysia do hai quốc gia này cũng đang phải đối phó với dịch bệnh, nên các doanh nghiệp Singapore đang tìm kiếm nguồn cung từ Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tình hình ở Mỹ và châu Âu không sớm được cải thiện, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn lớn bởi hiện thị trường Trung Quốc vẫn trong tình trạng bấp bênh, khó đoán định.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/3, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 682 triệu USD, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Tác động của dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc đã khiến các giao dịch thương mại nông sản qua biên giới Việt – Trung bị sụt giảm suốt hơn 1 tháng qua. Với những diễn biến phức tạp tại Mỹ và châu Âu, dự báo xuất khẩu trái cây của Việt Nam thời gian tới sẽ tiếp tục giảm cả về số lượng và kim ngạch. |
Tin liên quan
Nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam chinh phục thị trường thế giới
08:55 | 12/10/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK