Tháo gỡ các khó khăn để phát triển khu công nghiệp
Đến nay đã có hơn 21.600 dự án đầu tư vào các KCN. Ảnh: ST |
Chính sách ưu đãi chưa đồng bộ, thiếu tính ổn định và khó dự đoán
Ông Phan Hữu Thắng, Chủ tịch lâm thời Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam: Để thúc đẩy việc thu hút đầu tư KCN, hiện chúng tôi đang xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thẩm định dự án đầu với sự tài trợ của Chính phủ Australia. Đây là một công cụ để đánh giá, thẩm định dự án… giúp các địa phương rút ngắn được thời gian thẩm định và phê duyệt dự án. Hiện nay quy định chính sách rất phức tạp, khiến cho lãnh đạo các tỉnh gặp khó khăn khi thẩm định, phê duyệt dự án… Bộ tiêu chí này sẽ cho biết với các loại dự án nào thì phải đáp ứng những điều kiện nào, những điều kiện này được quy định ở văn bản nào với các điều khoản cụ thể. |
Hiện cả nước đã có 416 KCN tại 61/63 tỉnh, thành phố, tổng diện tích gần 127 nghìn ha; hơn 1.000 cụm công nghiệp với tổng diện hơn 31 nghìn ha. Trong số các KCN đã được thành lập, có 296 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 92,2 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 63 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN cả nước đạt khoảng 51,8 nghìn ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 57,7%. Nếu tính riêng các KCN đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 72,4%. Các doanh nghiệp trong KCN có đóng góp rất lớn, khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách.
TS. Lê Minh Nghĩa Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) cho rằng, để thúc đẩy các KCN phát triển, nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó có các giải pháp về tài chính.
Theo Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính), hệ thống chính sách sách tài chính áp dụng cho các KCN Việt Nam nhìn chung bao gồm 5 nhóm chính sách: chính sách thuế phí; chính sách đầu tư; chính sách tín dụng; chính sách đất đai; và các chính sách khác. Tuy nhiên, trong thực tiễn, các chính sách thực hiện chủ yếu mới chỉ bao gồm chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách ưu đãi đầu tư và các chính sách hỗ trợ khác của địa phương; vai trò của chính sách tín dụng còn tương đối mờ nhạt.
Cùng với đó, phát triển KCN còn có nhiều vấn đề đặt ra. Đơn cử như nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN còn rất hạn chế, dẫn đến việc hạ tầng chưa hoàn thiện, quá trình xây dựng chậm trễ kéo dài nên khó thu hút đầu tư; tồn tại sự chồng chéo về quy định ưu đãi đầu tư theo địa bàn, dẫn đến một số KCN không được hưởng các chính sách ưu đãi; chưa có chính sách tài chính ưu đãi cho các doanh nghiệp, dự án đầu tư thứ cấp trong KCN…
Liên quan đến đầu tư phát triển KCN, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng: việc định hướng dòng vốn đầu tư chưa hiệu quả, một số chính sách ưu đãi đầu tư vẫn còn chung chung, chính sách ưu đãi chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu tính ổn định và khó dự đoán, thủ tục tiếp cận ưu đãi phức tạp…
Về công tác giải phóng mặt bằng, ông Lực nhấn mạnh, còn rất nhiều khó khăn, đa số là chậm tiến độ. Điều này là do quỹ đất ngày càng hạn chế, người dân chưa nhất trí với đơn giá bồi thường, phương án bồi thường chưa thực sự hợp lý, thỏa đáng, minh bạch, cùng với đó, sự vào cuộc của chính quyền địa phương chưa quyết liệt, chưa trúng vấn đề, hoặc một số người dân chây ì, trong khi cần sự thỏa thuận, thống nhất của 100% hộ dân.
Cũng theo chuyên gia Cấn Văn Lực, thời gian qua, chi phí đầu tư, xây dựng biến động và vẫn đứng ở mức cao. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nguyên vật liệu xây dựng năm 2021, 2022 và 2023 tăng lần lượt 6,4%, gần 7% và 0,05% so với năm trước.
Chuyên gia này cũng cho rằng, nguồn vốn phát triển KCN còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài. Hiện nay, nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển hạ tầng KCN bố trí để hỗ trợ phát triển hạ tầng khu công nghiệp chỉ đáp ứng 53% so với nhu cầu. Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, thời gian đầu tư và hoàn vốn kéo dài nhiều năm nên đầu tư KCN phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp, do đó nhu cầu vay vốn trung dài hạn là rất lớn.
Đầu tư KCN sinh thái đang gặp thách thức, khó khăn
Nhiều ý kiến cũng cho biết, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và KKT đã bổ sung các quy định đối với loại hình KCN sinh thái để góp phần thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo định hướng của Bộ KH&ĐT, đến năm 2030 sẽ có từ 40-50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, trong thực tế, nguồn vốn dành cho phát triển kinh tế xanh nói chung và các KCN sinh thái nói riêng vẫn còn rất hạn chế.
Tính đến tháng 12/2022, tổng dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam mới chỉ đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,3% tổng dư nợ tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế. Cho đến nay, hầu như chưa có chính sách tín dụng ưu đãi nào được quy định nhằm thúc đẩy tiếp cận vốn cho các KCN sinh thái. Nếu không có nguồn vốn đầu tư kịp thời thì rất khó để mô hình KCN sinh thái phát triển được trong thực tế, và điều này có thể khiến cho Việt Nam bỏ lỡ "làn sóng đầu tư xanh" ngày càng trở thành xu hướng trọng tâm của các nhà đầu tư quốc tế.
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Bùi Văn Thành, Phó Chủ tịch Công ty TNHH Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế (ISC) cho biết, thực tế cho thấy đầu tư KCN sinh thái đang gặp thách thức, khó khăn, vướng mắc ở cả 3 cấp độ: quy định của luật liên quan thiếu tính đồng bộ, mâu thuẫn; việc ban hành, giải thích, áp dụng quy định văn bản dưới luật còn thiếu rõ ràng; việc thực thi còn phụ thuộc vào cách hiểu và giải thích của công chức. Cho đến nay nhiều vấn đề pháp lý về việc hình thành, phát triển KCN sinh thái, chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái chưa được hướng dẫn cụ thể. Đơn cử, theo Nghị định 35/2022/NĐ-CP, KCN sinh thái là KCN mà các doanh nghiệp trong đó tham gia vào hoạt động sản xuất “sạch hơn” và sử dụng hiệu quả tài nguyên, và có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.
Còn theo quy định của Luật Môi trường, hiện nay chỉ khi đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường thì doanh nghiệp mới được tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN.
Chuyên gia Bùi Văn Thành băn khoăn, vậy khi doanh nghiệp vào KCN sinh thái, chuyển đổi thành KCN sinh thái doanh nghiệp phải “sạch hơn”, thì sạch hơn là gì, phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Chuyên gia này cũng cũng cho biết, theo quy định, xây dựng KCN thì phải có trong quy hoạch. Nhưng trong Luật Quy hoạch, phần về quy hoạch vùng lại không đề cập đến KCN sinh thái, không quy định về khu công nghệ cao. Như vậy khi doanh nghiệp xin chấp nhận chủ trương đầu tư thành lập khu công nghệ cao, KCN sinh thái thì phải làm như thế nào, có phải sửa đổi, bổ sung quy hoạch vùng đã được phê duyệt không, đây vẫn là một câu hỏi.
Luật sư Bùi Văn Thành cho rằng, việc triển khai các mô hình sinh thái đều rất tốn kém, vì thế cần chính sách ưu đãi đặc biệt hơn trong việc triển khai mô hình này, nếu không thì doanh nghiệp sẽ không tham gia. Nhưng hiện nay chỉ có các chính sách ưu đãi chung, áp dụng cho tất cả các loại hình KCN, chưa có chính sách ưu đãi đặc biệt cho việc phát triển loại hình KCN sinh thái. Vì vậy cần phải bổ sung những chính sách ưu đãi cụ thể về tiếp cận đất đai, quy hoạch, nguồn vốn đầu tư và khoa học công nghệ…
Để thuận lợi trong phát triển KCN, đối với chủ đầu tư KCN, ông Lực nhấn mạnh khi đưa ra các kiến nghị chính sách cần đúng, trúng và có giải pháp đi kèm; quyết liệt cơ cấu lại hoạt động, sản phẩm; cần đa dạng hóa nguồn vốn, hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp hơn; quan tâm quản lý rủi ro, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về môi trường, an toàn, hệ sinh thái KCN…
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics