Thách thức cân đối ngân sách nhà nước năm 2021
Ước tính 36/63 địa phương bị giảm thu. Trong ảnh: Hoạt động tại Cục Thuế Điện Biên Ảnh: T. Linh |
Giảm “mọi mặt trận”
Nhìn vào số liệu thu 10 tháng của năm 2020 được Bộ Tài chính thống kê mới thấy khó khăn “nhãn tiền”. Tổng thu NSNN 10 tháng đạt 1.137,3 nghìn tỷ đồng, bằng 75,2% dự toán. Nếu tính cả số thuế và tiền thuê đất còn đang trong thời gian được gia hạn theo quy định của Nghị định số 41/2020/NĐ-CP (43,6 nghìn tỷ đồng), thu NSNN 10 tháng ước đạt 78,1% dự toán, vẫn giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Bộ Tài chính, tình hình kinh tế trong 10 tháng đầu năm chịu tác động nghiêm trọng của thiên tai, dịch bệnh cùng với việc triển khai các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu NSNN để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến số thu NSNN. Đáng chú ý, ước tính 36/63 địa phương bị giảm thu (không kể tiền sử dụng đất thì có tới 47 địa phương bị giảm thu) khiến tổng thu nội địa giảm so với cùng kỳ năm 2019. Mức giảm thu tập trung ở các khoản thuế giá trị gia tăng (giảm 10,4%), thuế thu nhập doanh nghiệp (giảm 9,2%), thuế tiêu thụ đặc biệt (giảm 17,8%),... Chỉ có 5/12 khoản thu đạt tiến độ dự toán (trên 83%), phần lớn là các khoản thu nhỏ; 7 khoản thu còn lại bao gồm cả thu từ 3 khu vực kinh tế không đảm bảo tiến độ dự toán và giảm mạnh so với cùng kỳ.
Ông Nguyễn Minh Tân – Phó Vụ trưởng Vụ NSNN, Bộ Tài chính cho biết, nhiệm vụ NSNN năm 2020 được triển khai thực hiện trong bối cảnh kinh tế trong nước vừa chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, vừa chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu (hạn hán, mưa đá, lụt lội, xâm nhập mặn trên diện rộng...). Trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhiệm vụ NSNN thời gian qua, dự kiến dự toán thu cân đối NSNN cả năm 2020 sẽ giảm 189,2 nghìn tỷ đồng, tương đương 12,5% so dự toán.
Dự phòng đủ lớn để ứng phó cấp bách
Theo ông Nguyễn Minh Tân- Phó Vụ trưởng Vụ NSNN, Bộ Tài chính, dự toán NSNN năm 2021 được xây dựng trên cơ sở đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020, dự kiến tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2021 mà cụ thể là căn cứ theo dự kiến tăng trưởng kinh tế 6% so với năm 2020, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; giá dầu thô 45 USD/thùng; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khoảng 5%.
Với thực tế thu như 10 tháng qua cộng với những diễn biến khó lường của thiên tai thì việc thực hiện ngân sách 2020 cũng như cân đối ngân sách 2021 là một thách thức khá lớn. Đặc biệt, khi dự toán NSNN 2021 được xây dựng vào tháng 9/2020, chưa được cập nhật những dữ kiện liên quan đến tình hình mưa lũ nghiêm trọng xảy ra tại khu vực miền Trung trong tháng 10. Tuy nhiên, ông Tân cho hay, trong nguồn lực ngân sách luôn có những khoản dự phòng để giải quyết những vấn đề do thiên tai gây ra. Chính phủ đã quyết định cấp ngay 500 tỷ đồng cho một số tỉnh miền Trung để khắc phục thiệt hại do đợt bão lũ nghiêm trọng gây ra. Đồng thời, lãnh đạo Chính phủ cùng lãnh đạo một số bộ ngành đã đi vào các địa
phương chịu ảnh hưởng của thiên tai trực tiếp nắm bắt tình hình để có thể xem xét triển khai các gói hỗ trợ tiếp theo. Trong trường hợp phát sinh thêm thiên tai trong thời gian tới thì sẽ lấy dự phòng ngân sách năm 2021 để xử lý. Như vậy có thể thấy, nguồn lực ngân sách luôn có những khoản dự phòng đủ lớn để đảm bảo chi kịp thời cho những vấn đề cấp bách như rủi ro do thiên tai.
Ngoài ra, hiện tại, trong bối cảnh thu ngân sách giảm, cân đối ngân sách khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo nguồn tăng chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh, Chính phủ đã trình Bộ Chính trị, trình Quốc hội nguyên tắc điều hành đảm bảo cân đối NSNN năm 2020. Cụ thể, yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động điều hành chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, bố trí trong phạm vi dự toán được giao để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng; rà soát để cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020, đặc biệt là các khoản chi mua sắm chưa thực sự cần thiết. Đồng thời, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020 nhằm chia sẻ khó khăn với Nhà nước và người lao động.
Về giải pháp đối với điều hành nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2021, Quốc hội đã giao Chính phủ chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, chuẩn nghèo. Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về tạo nguồn cải cách tiền lương. Năm 2021, tiếp tục giữ ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia, cơ chế điều tiết một số khoản thu đã được Quốc hội quyết định trong giai đoạn 2017 - 2020, theo Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội về kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020; cho phép tiếp tục sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường để thực hiện một số nội dung có tính chất đầu tư theo quy định tại Nghị quyết số 86/2019/QH14.
Trong phân bổ ngân sách địa phương ưu tiên bố trí kinh phí triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 thuộc trách nhiệm của ngân sách địa phương. Dành tối thiểu 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự phòng; ưu tiên bố trí kinh phí cho y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, các chuyên khoa phong, lao, tâm thần; bảo đảm kinh phí triển khai gói dịch vụ y tế cơ bản tại tuyến xã.
Đặc biệt, cả hệ thống rà soát, tổ chức sắp xếp lại, đổi mới cơ chế hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bảo đảm theo đúng quy định của Luật NSNN; hướng dẫn việc cho phép được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp, tổ chức các khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Theo đó, tổng dự toán thu NSNN năm 2021 là 1.343.330 tỷ đồng. Tổng dự toán chi NSNN là 1.687.000 tỷ đồng. Mức bội chi NSNN là 343.670 tỷ đồng, tương đương 4% GDP. Tổng mức vay của NSNN là 608.569 tỷ đồng. Trong bối cảnh thu NSNN chưa thể phục hồi, để có nguồn lực bố trí chi đầu tư phát triển, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ bội chi NSNN năm 2021 dự kiến khoảng 4% GDP. Đến hết năm 2021, dự kiến dư nợ công khoảng 46,1% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 41,9% GDP. |
Tin liên quan
Năm 2025, Hải quan Quảng Ninh đặt mục tiêu thu ngân sách trên 17.800 tỷ đồng
11:02 | 14/01/2025 Hải quan
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics