Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công để hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong |
Tính đến hết quý 1/2022, vẫn còn hơn 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ; tỷ lệ giải ngân ì ạch, chỉ đạt trên 11%, thấp hơn cùng kỳ và vẫn còn 29 đơn vị chưa giải ngân đồng nào. Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này?
Có nhiều lý do dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công trong quý 1/2022 còn chậm, trong đó có nhiều yếu tố khách quan như việc chậm giải ngân là do có một số dự án khởi công mới đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đấu thầu, chấm thầu, thương thảo hợp đồng. Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân là do chủ đầu tư, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa thật sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời ban hành các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, do quá trình tổ chức thực hiện. Trong nhóm lý do này, không thể phủ nhận vẫn còn tồn tại đâu đó những nhân tố sợ trách nhiệm, hoặc có người cho rằng mình không còn quyền lợi nữa nên trì trệ,…
Đáng chú ý, một yếu tố khách quan tác động đến tiến độ giải ngân vốn đang lặp lại tương tự như những tháng đầu năm 2021 là giá vật tư, vật liệu xây dựng sắt thép, cát đá, xi măng… tăng làm cho tiến độ thi công dự án bị chậm lại, thi công theo kiểu “cầm chừng” để chờ giảm giá vì nếu thi công các nhà thầu sẽ bị lỗ so với giá trúng thầu, ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án.
Đầu tư công được đẩy mạnh sẽ tạo động lực lớn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong đó, tập trung đầu tư vào các dự án giao thông trọng điểm quốc gia sẽ là “vốn mồi” dẫn dắt các khu vực kinh tế khác và toàn xã hội. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Phải nói rằng, giải ngân vốn đầu tư chậm sẽ mang lại những hệ quả trên nhiều mặt, từ tài chính đến tăng trưởng kinh tế, kéo theo đó là việc làm, thu nhập,…
Chính vì vậy, một trong những điểm mang tính cách mạng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 là giảm mạnh số lượng dự án đầu tư trong kỳ. Nguồn vốn tập trung ưu tiên cho các dự án quan trọng, trọng điểm quy mô lớn, tạo không gian phát triển mới; tăng cường liên kết vùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các vùng, các địa phương...
Với kế hoạch giảm mạnh về số lượng dự án để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, hoàn thành các công trình quan trọng quốc gia, trọng điểm về giao thông, đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; đường Vành đai 3, Vành đai 4 khu vực động lực Hà Nội, TPHCM; tuyến nối vùng Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, đầu tư hạ tầng cho phát triển vùng khu vực miền núi phía Bắc, các công trình đường bộ cao tốc và đường thủy nội địa cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),… bảo đảm cơ cấu đầu tư hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa các vùng, vừa gia tăng động lực tăng trưởng, vừa bảo đảm an sinh xã hội. Diện mạo hạ tầng kinh tế sẽ có những đột phá sau 5 năm tới, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững trong trung, dài hạn.
Để có thể hoàn thành kế hoạch giải ngân đầu tư công, đặc biệt là tại các dự án giao thông trọng điểm trong hoàn cảnh giá nguyên vật liệu đang tăng phi mã như hiện nay, những giải pháp nào nên được tập trung, thưa ông?
Với thời gian còn lại của năm 2022, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công còn rất nhiều, là thách thức cho tất cả các bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt thúc giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những tháng đầu năm. Các giải pháp hầu như đã có và điều chúng ta cần làm là phải triển khai quyết liệt, bám sát được các giải pháp đã đề ra. Đồng thời, việc nhận diện đúng và xử lý kịp thời các điểm nghẽn đầu tư công là một nhiệm vụ quan trọng, từ đó tìm hướng tháo gỡ các nút thắt và đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.
Điều quan trọng nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, bao gồm trách nhiệm, thẩm quyền, điều kiện tham gia và nếu có sai phạm thì phải xử lý ngay. Thực tế cho thấy, đầu tư công là một trong những lĩnh vực được chỉ ra để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng nhiều nhất. Do vậy, cần tăng tính trách nhiệm cho người đứng đầu hơn nữa và có những biện pháp nghiêm khắc, quyết liệt để tránh tình trạng này. Đồng thời, cần tránh tăng nợ công cũng như mất cân đối ngân sách.
Bên cạnh đó, cần tạo cơ chế để thực hiện quy chế mềm dẻo trong việc điều chỉnh các dự án, điều chỉnh vốn và điều chỉnh phân quyền sao cho nhanh hơn, nhất là các dự án giao thông trọng điểm. Không thể áp dụng chung một biện pháp cho toàn bộ các dự án giao thông trọng điểm mà cần có sự nhận diện rõ khó khăn, vướng mắc của từng dự án, tránh đại trà chung chung để từ đó có các giải pháp cụ thể.
Đặc biệt, thông tin về đầu tư công phải được công khai, minh bạch, công bố thường xuyên. Từ đó, các bộ, ngành, địa phương và nhà đầu tư phải tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư đối với từng dự án cụ thể. Trong đó, phải tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng, bàn giao sớm mặt bằng cho nhà thầu thi công và kiên quyết thu hồi vốn đối với những dự án chậm triển khai để bố trí phân bổ vốn cho những dự án có khả năng thực hiện và thu hút được đầu tư.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tiếp tục công khai tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các dự án quan trọng quốc gia
20:50 | 12/12/2024 Tài chính
Chậm giải ngân đầu tư công vốn vay nước ngoài
07:48 | 08/12/2024 Tài chính
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch
20:54 | 03/12/2024 Tài chính
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics