Tận dụng tối đa yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế
TS. Nguyễn Tú Anh |
Ông đánh giá như thế nào về đà phục hồi của các thành tố quan trọng liên quan đến tăng trưởng kinh tế hiện nay?
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào tổng cầu, bao gồm tổng cầu từ tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu. Hiện nay, tổng đầu tư toàn xã hội, đầu tư khu vực ngoài nhà nước, đầu tư nước ngoài đều tăng cao hơn năm 2023. Trong đó, đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước, tạo thành lực dẫn dắt cho đầu tư của các khu vực khác. Đầu tư công đang tiếp tục được kỳ vọng sẽ có đà giải ngân tốt, do nhiều vướng mắc tại các dự án lớn đã được cơ bản được khắc phục và giải quyết như dự án sân bay Long Thành, cao tốc Bắc Nam, một số dự án đường vành đai tại Hà Nội và TPHCM…
Đầu tư tư nhân có mức tăng hơn 4%, tuy không tăng cao so với mức bình quân gần 9% của những năm trước nhưng đã cao hơn nhiều so với mức 1,3% của quý 1/2023. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng có xu hướng tăng nhanh, nhất là Việt Nam đang được hưởng lợi từ dòng vốn dịch chuyển đầu tư.
Cùng các yếu tố từ đầu tư, xuất khẩu của nước ta cũng đang có mức tăng trưởng đáng khích lệ. Xuất khẩu đã có sự tăng trưởng dương hàng tháng so với cùng kỳ từ tháng 9/2023, đến hết quý 1/2024 xuất khẩu đã tăng 17% so với cùng kỳ, nên dự kiến xuất khẩu trong cả năm 2024 sẽ đạt mức tăng trưởng 2 con số, đạt mục tiêu đề ra. Chính nhờ đầu tư và xuất khẩu khả quan đã tạo thành yếu tố kỳ vọng lên thị trường tiêu dùng, từ đó kích thích hoạt động tiêu dùng. Ngoài ra, từ giữa năm nay, chính sách tiền lương mới được thực hiện cũng sẽ hỗ trợ và là cú hích về tiêu dùng cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng trong quý 2 đến quý 4/2024. Đồng thời, việc Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách tài khoá mở rộng cũng thúc đẩy về tiêu dùng.
Như vậy, nền kinh tế nước đã đang được hỗ trợ và có lực kéo tăng trưởng nhờ tổng cầu tăng. Trong khi đó, tổng cung đang đáp ứng tốt, các chuỗi cung ứng không chịu nhiều sức ép, tạo thành sự ổn định cho nền kinh tế.
Về chính sách tiền tệ, cơ quan điều hành là Ngân hàng Nhà nước đang khá “chắc tay” trong mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá. Việc duy trì lãi suất ở mức thấp phải chấp nhận đánh đổi tỷ giá mất giá ở mức nhất định. Nhưng thị trường ngoại tệ trong nước đang được hỗ trợ nhờ thặng dư thương mại ở mức cao, thanh khoản thị trường được đảm bảo… nên lợi ích từ giảm lãi suất nhiều hơn là giảm tỷ giá.
Yếu tố cản trở cho tăng trưởng kinh tế là những vấn đề nào, thưa ông?
Như tôi đã nói ở trên, đầu tư tư nhân vẫn chưa có sự tăng trưởng mạnh do còn cản trở trong khả năng tiếp cận vốn. Với tín dụng, lãi suất hiện nay đã được giảm xuống mức thấp thì hàng rào trong tiếp cận vốn là vấn đề tài sản đảm bảo, khi 80% tài sản đảm bảo là bất động sản. Thị trường bất động sản dù đã không còn trạng thái “đóng băng” nhưng vẫn còn khó thanh khoản thì doanh nghiệp còn khó tiếp cận vốn.
Hơn nữa, với các dự án lớn, doanh nghiệp lớn thì lại cần nguồn vốn trung dài hạn. Nguồn vốn này cần lấy từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhưng hiện vẫn chưa có sự đột phá để các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi, tận dụng những khả năng và cơ hội từ thị trường trái phiếu.
Cùng với những vấn đề trên, nền kinh tế vĩ mô nói chung vẫn còn đối mặt với những rủi ro từ nền kinh tế thế giới cùng những vấn đề bất định liên quan đến địa chính trị, có thể gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng.
Theo ông, đâu là giải pháp để khơi thông những khó khăn, vướng mắc như trên?
Thực tế là các cơ quan quản lý đã nhận diện được những vấn đề nêu trên từ lâu và đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ. Chẳng hạn như với thị trường bất động sản, Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản đã được thông qua và sắp tới đây sẽ có những nghị định, thông tư để hướng dẫn cụ thể, tháo gỡ nhiều khó khăn. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau những “cú sốc” cũng đã được định hình lại, dần củng cố niềm tin với nhà đầu tư và doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ phát triển các định chế, bảo lãnh phát hành để giúp các doanh nghiệp phát triển thị trường vốn đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, để giải quyết triệt để thì cần thời gian dài, cần quá trình để thực hiện. Các yếu tố thuận lợi được tận dụng tối đa, hạn chế khó khăn và các rủi ro được nhận kiểm soát chặt chẽ, cùng với quyết tâm mạnh mẽ từ Chính phủ, dự kiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% có thể đạt được, thậm chí còn đạt mức cao hơn nếu những điểm nghẽn được giải quyết triệt để.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics