Sửa đổi các quy định về đăng ký thuế, giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
Người dân đến làm làm thủ tục liên quan đến thuế tại Chi cục Thuế thành phố Thủ Đức. |
Đối với sửa đổi, bổ sung Thông tư số 105/2020/TT-BTC, dự thảo Thông tư mới bổ sung quy định số định danh cá nhân được cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về căn cước công dân được sử dụng là mã số thuế đối với các trường hợp: cá nhân, đại diện hộ gia đình theo quy định tại điểm k, l, n khoản 2 Điều 4 dự thảo Thông tư này (trừ trường hợp cá nhân kinh doanh thì sử dụng mã số thuế được cấp theo quy định tại điểm a.2, điểm h Khoản 3 Điều 5).
Về sửa đổi, bổ sung về phân loại cấu trúc mã số thuế, theo Dự thảo, mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho các tổ chức, cá nhân gồm: DN, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có phát sinh nghĩa vụ thuế từ hoạt động kinh doanh; cá nhân chưa được hoặc không được cấp số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về căn cước công dân.
Người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 4 dự thảo Thông tư này có hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm thì được cấp mã số thuế 13 chữ số cho các địa điểm kinh doanh tiếp theo của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Đối với việc sửa đổi, bổ sung quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế để đáp ứng đối với cá nhân sử dụng số định danh cá nhân làm mã số thuế, dự thảo Thông tư thiết kế 2 quy trình đối soát thông tin người nộp thuế là: trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGDC) chưa truyền thông tin chủ động cho Cơ sở dữ liệu thuế (CSDLT); trường hợp CSDLQGDC truyền thông tin chủ động cho CSDLT.
Đối với cá nhân không được cấp số định danh cá nhân theo pháp luật về căn cước công dân, nếu đã đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử Mức độ 2 theo quy định tại khoản 2 Điều 14, khoản 2 Điều 15 và Điều 18 Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử; đồng thời hệ thống định danh và xác thực điện tử, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đã được kết nối, vận hành thì được sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử theo quy định tại Thông tư số 105/2020/TT-BTC mà không phải nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Đối với sửa đổi Thông tư số 19/2021/TT-BTC, đáp ứng cải cách thủ tục hành chính khi triển khai hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia theo Đề án 06, Dự thảo bổ sung điểm b.3 khoản 1 Điều 10 Thông tư 19/2021/TT-BTC như sau: đối với người nộp thuế là cá nhân đã đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử Mức độ 2, đồng thời hệ thống định danh, xác thực điện tử và Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đã được kết nối, vận hành thì người nộp thuế là cá nhân được sử dụng tài khoản định danh điện tử để tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký, cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử theo các bước công việc tại điểm b.1 khoản 1 Điều 10 Thông tư số 19/2021/TT-BTC; yêu cầu kích hoạt tài khoản giao dịch điện tử cho người nộp thuế là cá nhân được gửi qua số điện thoại đã đăng ký hoặc email đã đăng ký.
Đối với các quy định về chuyển tiếp, đối với cá nhân đã được cấp mã số thuế, dự thảo thông tư quy định chuyển tiếp như sau:
Người nộp thuế là cá nhân, đại diện hộ gia đình được cấp số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về căn cước công dân vẫn tiếp tục sử dụng mã số thuế đã được cấp cho đến khi cơ quan thuế thông báo về việc người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân là mã số thuế.
Cơ quan thuế thông báo về việc người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế đã được cấp khi người nộp thuế thực hiện đăng ký thay đổi thông tin giấy tờ của cá nhân sang số định danh cá nhân, hoặc cơ quan thuế tự động chuyển đổi mã số thuế đã cấp sang số định danh cá nhân để sử dụng thay cho mã số thuế theo quy định trong quá trình thực hiện chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế đã cấp cho cá nhân với CSDLQGDC.
Sau đó, cơ quan thuế thực hiện chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế đã cấp cho cá nhân với CSDLQGDC.
Kể từ thời điểm người nộp thuế nhận được thông báo cá nhân sử dụng số định danh cá nhân là mã số thuế, người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế khi thực hiện các thủ tục về thuế, bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung nghĩa vụ thuế phát sinh theo mã số thuế đã cấp trước đó. Đồng thời, cơ quan thuế theo dõi, quản lý toàn bộ dữ liệu của người nộp thuế, dữ liệu đăng ký giảm trừ gia cảnh của người phụ thuộc bằng số định danh cá nhân.
Trường hợp người nộp thuế đã được cấp nhiều hơn 01 (một) mã số thuế, cơ quan thuế sử dụng số định danh cá nhân để hợp nhất dữ liệu thuế của người nộp thuế, đồng thời yêu cầu người nộp thuế thực hiện kê khai điều chỉnh thông tin đăng ký giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc (nếu bị trùng), điều chỉnh hồ sơ khai thuế nếu việc sử dụng nhiều mã số thuế để kê khai nộp thuế, kê khai giảm trừ gia cảnh ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định của pháp luật thuế.
Tin liên quan
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Gần 100 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Miza chính thức giao dịch trên UPCoM
19:34 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều điểm mới trong chính sách quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
13:43 | 24/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
Hải quan TPHCM bác bỏ trị giá khai báo trên 8.000 lô hàng nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics