Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023 Tận dụng các FTA thúc đẩy xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Nhật Bản |
Cơ hội tham gia vào các chuỗi giá trị trong khu vực nếu tận dụng hiệu quả các FTA. |
Tại hội thảo cập nhật các vấn đề liên quan tới các FTA trong khuôn khổ ASEAN và quy tắc xuất xứ theo các FTA, do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 5/11, ông Quyền Anh Ngọc, Trưởng phòng ASEAN (Vụ Chính sách thương mại đa biên-Bộ Công Thương) cho biết, trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), các nước cam kết xoá bỏ, cắt giảm thuế nhập khẩu, không cam kết đối với thuế xuất khẩu. Cùng đó, việc mở cửa thị trường hàng hoá tương tự các FTA ASEAN hiện hành.
Các nước ASEAN xoá bỏ thuế quan cho Việt Nam khoảng 85,9%-100% số dòng thuế; lộ trình dài nhất từ 15-20 năm kể từ khi FTA có hiệu lực. Ngoài ra, các nước đối tác xoá bỏ thuế quan cho Việt Nam khoảng 90,7%-98,3% số dòng thuế; lộ trình dài nhất từ 15-20 năm kể từ khi FTA có hiệu lực.
Điểm khác biệt về thuế với hiệp định này là các nước áp dụng cam kết thuế quan khác nhau với các đối tác khác nhau cho một số mặt hàng trong khi các FTA khác chỉ áp dụng một biểu cam kết thuế quan.
Theo ông Quyền Anh Ngọc, một số mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu được các nước xoá bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực gồm thuỷ sản, thịt, rau quả, nông sản. Bên cạnh đó là một số loại máy móc, trang thiết bị cơ khí; dụng cụ phụ tùng, máy móc, máy vi tính và thiết bị linh kiện điện tử.
Ngoài ra còn có một số nhóm hàng giày, dép và bộ phận, phụ kiện của giày, dép; nguyên liệu dệt, hàng dệt may, quần áo, hoá chất.
Tuy nhiên, theo ông Quyền Anh Ngọc, kết quả khảo sát thời gian qua cho thấy vẫn có những hạn chế trong sử dụng FTA dù doanh nghiệp đã biết đến.
Bởi doanh nghiệp thiếu chuyên gia nội bộ; điều khoản thỏa thuận phức tạp; lợi ích không đủ bùi đắp khó khăn khi sử dụng; không thích hợp, hoặc hàng hóa đã được miễn thuế chiếm…
Đánh giá về tiềm năng và lợi thế cho hàng xuất khẩu Việt Nam, ông Quyền Anh Ngọc cho rằng, có nhiều cơ hội để doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Khi có các FTA với các nền kinh tế lớn cũng là nguồn cung nguyên liệu lớn trên thế giới thì đó chính là cơ hội để đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, bởi các ưu đãi về thuế quan hơn hẳn so với các thị trường không có FTA.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có ưu đãi về thuế nhập khẩu tại các thị trường xuất khẩu. Hàng hóa khi xuất khẩu sang các nước có FTA sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu nên giá các mặt hàng sẽ cạnh tranh hơn.
Hơn nữa, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, minh bạch hơn; quy tắc xuất xứ linh hoạt. Đặc biệt là tiết kiệm thời gian và chi phí đối với việc giao dịch, thông quan cũng như phát hành hoá đơn thương mại. Cùng đó là cơ hội tham gia vào các chuỗi giá trị trong khu vực.
Để tận dụng tốt các FTA mở rộng thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp cần nỗ lực đổi mới sáng tạo, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia các chuỗi cung ứng mới.
Bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, hiệp hội, doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu nắm vững cam kết cũng như xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp để khai thác tối đa cơ hội.
Tin liên quan
Chủ động nguồn hàng đón cơ hội trong xuất khẩu xanh
14:43 | 04/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
Trung Quốc siết chặt việc xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ
10:18 | 04/12/2024 Nhìn ra thế giới
TP Hồ Chí Minh: Tập trung 4 nhóm giải pháp phát triển kinh tế số
20:55 | 04/12/2024 Kinh tế
Thương mại điện tử Việt Nam- Trung Quốc: Nhìn từ biên giới Lạng Sơn
13:14 | 04/12/2024 Kinh tế
“Có đi, có lại” khi tham gia chuỗi giá trị trong thị trường CPTPP
08:00 | 04/12/2024 Kinh tế
Tín dụng cuối năm tiếp tục tăng, nới room để tránh "nơi thừa - nơi thiếu"
20:56 | 03/12/2024 Kinh tế
Chính sách tài khóa mở rộng ngăn chặn đà suy giảm, thúc đẩy tổng cầu
13:30 | 03/12/2024 Kinh tế
Hỗ trợ tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
13:20 | 03/12/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kết nối và phát triển thương mại, du lịch Việt – Trung
08:44 | 03/12/2024 Kinh tế
Lào Cai chú trọng đầu tư hạ tầng cửa khẩu thúc đẩy giao thương
07:53 | 03/12/2024 Kinh tế
Ba mục tiêu, bảy nhiệm vụ để ngành logistics bứt tốc
18:44 | 02/12/2024 Kinh tế
Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
21:33 | 01/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản gia tăng sức cạnh tranh bằng chất lượng
16:14 | 01/12/2024 Xuất nhập khẩu
Trung Quốc chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu bột cá của Việt Nam
09:51 | 01/12/2024 Kinh tế
Một số mặt hàng chủ lực bứt phá tại thị trường châu Á-châu Phi
07:16 | 01/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải Phòng thu ngân sách kỷ lục, đạt gần 110 nghìn tỷ đồng
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế Nội Bài (CV 2298)
Thái Lan nới lỏng các quy định đối với sản xuất xe điện
Nga thừa nhận còn khác biệt trong quan hệ thương mại với Trung Quốc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia