Sai phạm trong Quảng cáo thực phẩm chức năng: “Nhờn" luật!
Tăng cường thanh, kiểm tra để xử lý vi phạm TPCN sẽ góp phần ngăn chặn việc “thần thánh hóa” sản phẩm này. Ảnh: Ngọc Tú. |
Tràn lan sai phạm
TPCN đang được “thần thánh hóa”, coi như là sản phẩm vạn năng, trị bách bệnh. Trên một số trang mạng, các sản phẩm TPCN được quảng cáo tràn lan với các công dụng “trên trời” khiến người tiêu dùng như lạc vào “ma trận”. Nhiều trong số đó đều là quảng cáo đánh lừa người tiêu dùng, qua mặt cơ quan quản lý nhà nước. Thống kê của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho thấy, chỉ trong khoảng 15 ngày từ 18/3 đến 5/4, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt 8 DN vi phạm quảng cáo TPCN với số tiền gần 600 triệu đồng.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho rằng, khi kiểm tra các DN TPCN, sai phạm chủ yếu mà DN mắc phải là quảng cáo TPCN gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh; quảng cáo khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; quảng cáo công dụng không đúng với hồ sơ đã công bố. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Ribeto kết nối Nhật- Việt quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hahagokoro mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mãnh Lực Trường Xuân gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh...
Bên cạnh đó, theo ông Phong, hiện nhiều đối tượng sử dụng mạng xã hội, thậm chí sử dụng cả một số nhân vật có ảnh hưởng tới công chúng để quảng cáo nhiều nội dung sai sự thật. Chưa kể, có sản phẩm quảng cáo bên trên ghi là dược sỹ, bác sỹ tư vấn nhưng thực tế qua thanh tra, kiểm tra, nhiều dược sỹ, bác sỹ đó không có kiến thức về dinh dưỡng, thậm chí chỉ là sinh viên mới ra trường, chưa nhận bằng tốt nghiệp đại học đóng giả làm bác sỹ, dược sỹ thực hiện tư vấn. Vừa qua Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế Medicom vì sử dụng hình ảnh của nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kvoi men và Đào thi trên các website.
Ngoài ra, theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, hiện có tình trạng nhiều DN sản xuất TPCN khi bị cơ quan quản lý mời lên làm việc không thừa nhận sản phẩm quảng cáo trên các website đó là của mình. Chẳng hạn, vừa qua trên các website, mạng xã hội đăng tải thông tin quảng cáo các loại TPCN như viên xương khớp Kingphar New; ZEAMBI Drops Multi- Vitamins; siro Halucan Kids; Vina Tảo (Tảo xoắn spirulina Việt Nam); Egorex Omega 3.6.9... vi phạm quy định quảng cáo, quảng cáo công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tuy nhiên, khi Cục An toàn thực phẩm mời các DN có sản phẩm quảng cáo lên làm việc về vi phạm, tất cả DN đều “chối”, không thừa nhận hành vi quảng cáo sản phẩm và cho rằng không thực hiện hành vi quảng cáo.
Mạnh tay chống “nhờn” luật
Theo các chuyên gia, vi phạm của DN trong quảng cáo TPCN sẽ gây ra hiểu nhầm rất lớn cho người tiêu dùng. Không ít người vì tin lời quảng cáo, đã bỏ khá nhiều tiền ra mua TPCN để trị bệnh, bỏ lỡ quá trình điều trị, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng. Việc các DN “lập lờ đánh lận con đen” như vậy có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Qua tìm hiểu phóng viên được biết, hiện các sai phạm về quảng cáo TPCN chỉ bị xử phạt hành chính với các biện pháp bổ sung là gỡ bỏ nội dung quảng cáo. Nhưng từ lúc sản phẩm được quảng cáo đến khi cơ quan quản lý Nhà nước xử phạt có thể là khoảng thời gian rất dài sản phẩm “lộng hành” lừa dối người tiêu dùng, thu lợi. Số lợi nhuận mà DN thu được lớn hơn rất nhiều so với số tiền xử phạt vài trục chiệu đồng mà cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện, do đó nhiều DN “nhờn” Luật, cứ vi phạm sau đó bị xử phạt, sau đó lại tiếp tục vi phạm, hậu quả là người tiêu dùng gánh chịu.
Vậy nên, để giúp người tiêu dùng tránh "tiền mất tật mang", cơ quan chức năng phải mạnh tay hơn nữa.
Theo thừa nhận của lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, hiện còn một số khó khăn khi xử lý sai phạm của DN. Cụ thể, khi cơ quan quản lý Nhà nước thanh, kiểm tra phát hiện DN vi phạm quảng cáo trên website, mặc dù cơ quan chức năng có bằng chứng, nhưng DN chỉ nhận sản phẩm là của DN nhưng website thì không phải của họ, nên DN không chịu trách nhiệm. Với những trường hợp này, Cục An toàn thực phẩm buộc phải chuyển sang Bộ Thông tin và Truyền thông (đơn vị cấp giấy phép thành lập trang website) để xử lý theo quy định.
Và để “dẹp loạn” quảng cáo TPCN, theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong, thời gian tới, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ xử phạt với khung cao nhất, thường xuyên lấy mẫu kiểm nghiệm; thanh, kiểm tra với tần suất lớn nhằm phát hiện sai phạm (nếu có) để ngăn chặn nguy cơ sản phẩm kém chất lượng tới tay người tiêu dùng. “Cục sẽ tiếp tục đẩy mạnh rà soát việc quảng cáo TPCN nhằm đưa ra các cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Và trong khi thị trường TPCN vẫn “vàng thau lẫn lộn”, người tiêu dùng cần sáng suốt khi lựa chọn, tuyệt đối không sử dụng các mặt hàng không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường để bảo vệ chính mình”, ông Phong nói.
Còn theo ý kiến của bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM, để việc quản lý có hiệu quả hơn nữa, tránh tình trạng DN “nhờn” Luật, ngành Y tế cần phối hợp với Quản lý thị trường tốt hơn nữa để mở các đợt kiểm tra rà soát các nhà thuốc, nếu phát hiện sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không có nguồn gốc hoặc TPCN giả sau khi kiểm nghiệm sẽ xử phạt rất nặng theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
“Dù vậy, việc này cũng phát sinh hệ lụy là khi mua TPCN trong hiệu thuốc nhiều người dân lại nghĩ đó là thuốc, vì vậy, việc của các cơ quan chức năng là tuyên truyền tới người dân để hiểu đúng TPCN không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, đại diện Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM cho biết.
Tin liên quan
Tây Ninh phát hiện, thu giữ hàng nghìn hộp thực phẩm chức năng nhập lậu
08:53 | 24/10/2024 An ninh XNK
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Xử lý nhiều sai phạm qua thương mại điện tử
16:13 | 04/06/2024 An ninh XNK
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics