Sách giáo khoa lớp 1 bị chê "sạn": Đang chờ thẩm định lại!
Bộ sách giáo khoa lớp 1 gây nhiều tranh cãi. |
Trước yêu cầu của Bộ GD&ĐT về việc việc rà soát, báo cáo nội dung sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1, nhiều chuyên gia cho rằng không nên để hội đồng thẩm định cũ tiến hành công tác rà soát, thẩm định mà nên thành lập một hội đồng thẩm định độc lập khác.
Theo GS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới đáng lẽ ra phải đưa vào thực nghiệm ít nhất 1 năm trước khi đưa vào giảng dạy phổ cập. Trong quá trình thí điểm nếu thấy chưa phù hợp sẽ điều chỉnh, bổ sung. Trong trường hợp xấu là sách cần phải chỉnh sửa, bổ sung thì cũng chỉ ảnh hưởng trong 1 phạm vi nhỏ.
Để khắc phục những hạn chế đang tồn tại theo GS. Trần Xuân Nhĩ, Bộ GD&ĐT cần sớm điều chỉnh cho phù hợp. Việc dừng lại hay thay thế sách giáo khoa ở thời điểm này là không phù hợp vì ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của học sinh. Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận bộ sách giáo khoa mới cũng có những ưu điểm nhất định.
Với câu về cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm cho bộ sách giáo khoa lớp 1, chuyên gia này cho hay, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa phải chịu trách nhiệm chính và cần phải có những động thái nhất định để sửa chữa, khắc phục.
Trong lúc chờ đợi, Bộ GD&ĐT có thể ban hành các văn bản hướng dẫn các trường cụ thể các nội dung trong sách bị phản ánh là chưa hợp lý.
Với góc nhìn khác quan điểm của GS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, khi đã rà soát, thẩm định lại không thể dùng hội đồng cũ, bắt buộc phải thành lập một hội đồng thẩm định khác với những thành viên mới.
Theo đó, sau khi đã rà soát xong nội dung trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 đối chiếu với những nội dung mà hội đồng thẩm định hiện tại đã thực hiện, nếu có phát hiện sai sót thì cần phải nghiêm túc xử lý.
“Trường hợp tác giả không sửa thì phải thay sách Tiếng Việt của bộ sách giáo khoa khác”, chuyên gia này bày tỏ quan điểm.
GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên kiêm chủ biên cuốn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách giáo khoa Cánh diều cho rằng, cả 5 bộ sách mới đều đã qua dạy thực nghiệm, trình hồ sơ thực nghiệm ra Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.
Trước đó, có thực nghiệm để đánh giá tác động bằng nhiều hình thức: Biên soạn, dạy thực nghiệm, lấy ý kiến giáo viên và chuyên gia, lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân. Riêng bộ Cánh diều, khi đưa sách đi dạy thực nghiệm hai năm liền, từ bài 1 đến bài cuối cùng, nhóm tác giả nhận nhiều góp ý của các giáo viên đứng lớp.
Về vấn đề thẩm định lại sách giáo khoa theo GS. Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, thực hiện yêu cầu của Bộ GD&ĐT về việc rà soát, thẩm định lại bộ sách giáo khoa, từ ngày 12/10 Hội đồng thẩm định đã làm việc và sau khi có kết quả, sẽ thông tin chính thức tới dư luận vào cuối năm học.
Trước đó, tại cuộc họp ở trụ sở Chính phủ vào chiều 12/10 về việc xử lý các ý kiến về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận bản thân ông chịu trách nhiệm về sách giáo khoa và chương trình.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nhạ không phải là người có chuyên môn sâu, theo quy định thì Hội đồng thẩm định sẽ giúp cho Bộ trưởng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay ông đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình, quy định.
Được biết, năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa mới. Có 5 bộ sách được Bộ GD&ĐT phê duyệt, trong đó 4 bộ Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Kết nối tri thức với cuộc sống, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn.
Bộ Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM biên soạn.
Tuy nhiên, sau một tháng đưa sách mới vào sử dụng, nhiều phụ huynh, giáo viên đánh giá việc dạy, học môn Tiếng Việt khá nặng so với chương trình cũ. Theo đó, thời gian học tại lớp tăng, về nhà trẻ cũng phải tập đọc và viết nhiều gây mệt mỏi, áp lực. Chưa kể, một số phụ huynh cho rằng, sách quá nhiều chữ, dùng từ địa phương, các yêu cầu không phù hợp với trẻ mới vào lớp 1.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá đất
16:04 | 26/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phân biệt thật-giả sách giáo khoa và đồ dùng học tập
14:59 | 20/08/2024 An ninh XNK
Hơn 4.000 thí sinh bỏ thi môn Toán
19:32 | 27/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics