Rút khỏi Hiệp ước Versailles, Mỹ đã gây ra cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử
![]() |
Bìa Hiệp ước Versailles.
Vai trò của Mỹ
Hiệp ước Versailles năm 1919 là hòa ước chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 – 1918) giữa nước Đức và các quốc gia thuộc phe Hiệp ước. Nội dung do Pháp, Mỹ và Vương quốc Anh là ba nước thắng trận soạn thảo. Riêng Mỹ không phê chuẩn Hiệp ước Versailles mà chủ trương đàm phán riêng lẽ với Đức. |
Từ xưa tới nay, Mỹ chịu trách nhiệm đàm phán và thực thi một số thỏa thuận ngoại giao đa phương quan trọng và tồn tại lâu dài trong thế kỷ 20. Ví dụ như Hiệp ước Hải quân Washington 1922, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương 1949 và Hiệp ước Helsinki 1975. Các hiệp ước nói trên do nhiều nước với nhiều lợi ích khác nhau soạn thảo và đều đóng góp vào hệ thống quốc tế hòa bình và cởi mở, mang lại lợi ích cho Mỹ và đồng minh thông qua việc các bên tham gia đều tuân thủ cam kết lâu dài liên quan tới an ninh.
Các hiệp ước nói trên đều bất khả thi nếu thiếu sự cam kết và ủng hộ của Mỹ. Hơn bất kỳ quốc gia nào khác, Mỹ từ lâu đã là tác giả và là người thực thi trật tự thế giới. Tuy nhiên, Hiệp ước Versailles lại là một vết nhơ đen tối với lịch sử của Mỹ.
Dựa trên đề xuất thời trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất của Tổng thống Theodore Roosevelt về thành lập một Liên đoàn Hòa bình, Tổng thống Woodrow Wilson đã dẫn đầu nỗ lực tạo ra một thỏa thuận đa quốc gia vào cuối cuộc chiến đó để đảm bảo hòa bình vĩnh viễn. Liên đoàn các quốc gia sẽ là trung tâm của Hiệp ước Versailles. Đây sẽ là một cơ quan quốc tế bao gồm mọi quốc gia, có chức năng phân xử bất đồng giữa các quốc gia, khuyến khích hợp tác và trừng phạt hành vi gây hấn.
Việc Thượng viện Mỹ hồi tháng 11/1919 và tháng 3/1920 bác bỏ Hiệp ước Versailles đã hủy hoại giấc mơ đó. Viện các lý do như tâm lý chán nản chiến tranh của người Mỹ, tâm lý chống Anh và mất niềm tin vào các thỏa thuận ngoại giao phức tạp, một nhóm các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa đã phản đối Hiệp ước Versailles. Với các nghị sĩ Cộng hòa vốn ra mặt thách thức Tổng thống Wilson, họ có lợi về mặt chính trị khi gieo rắc cho dân chúng nỗi sợ Mỹ can dự ở nước ngoài. Với họ, các bức tường chia cắt dường như an toàn hơn quan hệ hợp tác mới với các đối thủ trước đây.
Chủ nghĩa biệt lập
Chủ nghĩa biệt lập của Mỹ đã không công nhận tính hợp pháp của Hiệp ước Versailles. Tại sao các nước lại tham gia một hiệp ước mà một trong những nước hàng đầu đề xuất ra hiệp ước, cũng là một trong những cường quốc mới nổi, lại từ chối tham gia? Nhiều nhà quan sát cho rằng chính trị trong nước chính là yếu tố khiến Mỹ bác bỏ Hiệp ước. Sự việc khiến dư luận củng cố thêm quan điểm đã có từ lâu rằng Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy. Tại sao các nước phải tự trói tay trong khi Mỹ có thể hành động tự do khi không tham gia hiệp ước? Trong thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, các hành động của Mỹ đã khuyến khích chủ nghĩa đơn phương từ các quốc gia mạnh khác, như Đức, Nhật Bản và Liên Xô.
Lãnh đạo các quốc gia theo “chủ nghĩa xét lại” này coi Hiệp ước Versailles là công lý không công bằng của người thắng cuộc. Đầu năm 1922, Đức và Liên Xô đã sử dụng lý lẽ này để hợp tác tài chính, quân sự ở Đông Âu để tăng cường sức mạnh.
| |
Lãnh đạo Anh, Italy, Pháp và Mỹ tại hội nghị hòa bình Versailles ngày 27/5/1919. |
Việc Mỹ bác Hiệp ước Versailles càng khiến cho những tuyên bố của Đức và Liên Xô thêm đáng tin cậy. Vì lý do đó, ý tưởng về chủ nghĩa quốc tế tự do và an ninh tập thể vẫn không phổ biến ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ những năm 1920 và 1930.
Những tình huống dễ xung đột này khiến người Mỹ tổn thương. Là một nước không thuộc Liên đoàn các quốc gia, không tham gia bất kỳ liên minh nào, Mỹ không thể gây sức ép quốc tế tương ứng với thế mạnh về kinh tế và diện tích. Các biện pháp trừng phạt quốc tế mà Mỹ áp đặt với nước khác khó mà được thực thi vì thiếu sự phối hợp giữa các quốc gia. Việc phân xử quốc tế không thể thực thi vì không có cơ quan quốc tế nào đủ khả năng thực hiện nhất quán.
Khi chủ nghĩa phát xít xâm chiếm các quốc gia láng giềng, các nước vẫn bảo vệ trật tự hiện hữu, trong đó có Mỹ đã đàm phán nhiều biện pháp tạm thời và không mấy hiệu quả.
Tổng thống Franklin D. Roosevelt nhận thấy chính sách đơn phương thiển cận của Mỹ đã khiến thế giới xảy ra một cuộc chiến còn tồi tệ hơn: Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trước khi Mỹ gia nhập cuộc xung đột, ông Roosevelt nhấn mạnh cam kết đa phương thông qua việc ủng hộ nghị trình “Bốn điều tự do” mở rộng và ký kết Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941. Mỹ đã thắng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và sau đó là Chiến tranh Lạnh nhờ Tổng thống Roosevelt và người kế nhiệm của hai đảng đã đi đầu trong các thỏa thuận đa phương thời hậu chiến sau năm 1945, khác hẳn với thời kỳ sau năm 1919.
Mọi người đều tin rằng các thỏa thuận quốc tế được các tổng thống cùng đảng ký kết sẽ được người kế nhiệm thuộc cả hai đảng tôn trọng. Ví dụ như ông Ronald Reagan dù chỉ trích hiệp ước SALT II và Kênh đào Panama khi tranh cử tổng thống nhưng đều cam kết tuân thủ sau khi nhậm chức. Ông Reagan hiểu rằng hợp tác quốc tế phải được đặt cao hơn lợi ích đảng phái và một nhà lãnh đạo toàn cầu phải tuân thủ.
Thông qua Liên hợp quốc, Bretton Woods, NATO và Đạo luật Helsinki, Mỹ đã nhân gấp nhiều lần sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị để răn đe, ngăn chặn các kẻ thù. Mỹ đã tận dụng sức mạnh quốc gia và sự ủng hộ quốc tế hiệu quả hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, hiện giờ sức mạnh quân sự của Mỹ đã bị thách thức ở Afghanistan, Iraq, Syria… Trung Quốc đã trở thành một đối thủ kinh tế đáng gờm của Mỹ. Mỹ cũng đã xa lánh các đồng minh hơn bao giờ hết.
Với động thái bác bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Trump, thế giới một lần nữa lại có lý do để tự hỏi liệu Mỹ có còn gắn bó với một thỏa thuận an ninh nào khác mà chính Mỹ đã thiết kế và ủng hộ không.
Tin liên quan

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Kỳ vọng cơ chế đặc thù thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội phát triển

Xoài Việt Nam áp đảo thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc

Đề xuất hỗ trợ 50% kinh phí triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Dạy thêm có phải áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền?

Lạng Sơn: Chốt chặn ngăn hàng lậu và xuất nhập cảnh trái phép

LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế
14:02 | 26/05/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

Đề xuất hỗ trợ 50% kinh phí triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Dạy thêm có phải áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền?

Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả tham vấn doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu

Thu nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt hơn 8.518 tỷ đồng

Cán bộ, công chức Chi cục Hải quan khu vực VIII với AI

Hải quan khu vực III làm thủ tục hơn 181 nghìn tờ khai trong 1 tháng

Xoài Việt Nam áp đảo thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc

Đức – Thị trường chiến lược giúp Việt Nam ứng phó sức ép thuế quan từ Mỹ

Thái Lan lấy lại ngôi vị số 1 về cung cấp ô tô cho Việt Nam

Doanh nghiệp chủ động xuất khẩu bền vững bằng chính thương hiệu

(INFOGRAPHICS) Pháp - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu

Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng

Lạng Sơn: Chốt chặn ngăn hàng lậu và xuất nhập cảnh trái phép

Phát hiện một lượng lớn tất chân có dấu hiệu giả xuất xứ và nhãn hiệu tại Hà Nội

Hải quan cửa khẩu Lào Cai tiêu hủy hơn 2,5 tấn thực phẩm đông lạnh nhập lậu

Công an TP Hà Nội lập chuyên án điều tra các hành vi vi sản xuất, buôn bán hàng giả

Công ty cổ phần khoáng sản Na Rì Hamico nợ thuế gần 34 tỷ đồng

Thủ đoạn ngụy trang ma túy qua đường bộ và hàng không ngày càng tinh vi

Kê khai, thu nộp các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Hộ kinh doanh dễ dàng áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Nhiều điểm mới trong dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Trình tự, thủ tục gia hạn nộp thuế theo Nghị định 82/2025/NĐ-CP

Một số điểm mới của Luật Thuế GTGT (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2025

Chính sách thuế khi cung cấp điện cho các nhà thầu xây dựng tại khu công nghiệp

Kỳ vọng cơ chế đặc thù thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội phát triển

Viettel "bắt tay" KT: Tăng tốc chuyển đổi AI toàn diện tại Việt Nam

Giá chung cư tại các đô thị lớn chững lại

Giao dịch bất động sản tăng, tồn kho giảm trong quý đầu năm

Hoàn thành 14 dự án nhà ở thương mại trong quý I/2025
