Quyết tâm triển khai thành công các mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành. |
Thưa Phó Tổng cục trưởng, chuyển đổi số có vai trò như thế nào trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan?
Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành:
Hơn 20 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Hải quan đã đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được coi là động lực và chìa khóa của tiến trình cải cách, phát triển và hiện đại hóa.
Đến nay, Tổng cục Hải quan đã cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng Hải quan điện tử với 5E (E-Declaration, E-Payment; E-C/O, E-Permit và E-Manifest) về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước về hải quan, xây dựng được một hệ thống CNTT tập trung cấp Tổng cục phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan, hoạt động ổn định, thống suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan.
Hiện nay, Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS đã được triển khai đến 100% chi cục hải quan trên cả nước. Năm 2022, hệ thống xử lý khoảng hơn 14 triệu tờ khai xuất nhập khẩu, trong đó 65,33% tờ khai luồng Xanh, 30,41% tờ khai luồng Vàng và luồng Đỏ chỉ 4,26%. Đáng chú ý, thời gian thông quan với tờ khai luồng Xang chỉ trong vòng vài giây.
Cùng với đó, ngành Hải quan đã đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại, riêng trong năm 2022 đã nghiệm thu, bàn giao 13 hệ thống camera giám sát hải quan, 3 phòng quan sát camera, 1 máy soi hành lý di động, 2 máy soi hành lý hàng hóa, 4 máy soi container di động. Các trang thiết bị đã phát huy hiệu quả, góp phần thông quan nhanh hàng hóa cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý.
Ngày 2/8/2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Quyết định số 1660/QĐ-TCHQ thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của Tổng cục Hải quan. Năm 2022, Ban Chỉ đạo đã tổ chức cuộc họp để triển khai các nội dung nhiệm vụ liên quan và xây dựng kế hoạch, quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo. Năm 2023, Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo toàn Ngành thực hiện quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ liên quan đến công tác chuyển đổi số của Ngành đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng, để sớm hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số theo Kế hoạch. |
Trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 cũng đặt ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030 “Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh”. Quan điểm phát triển của Hải quan trong Chiến lược là “lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, hiện đại hóa mô hình quản lý hải quan làm trọng tâm, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong ngành Hải quan làm nền tảng cho phát triển Hải quan trong thời kỳ mới”.
Cùng với đó, xu thế quốc tế, tính tất yếu trong chu trình hiện đại hóa, đồng thời thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ và lãnh đạo các cấp về đẩy mạnh số hóa, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Có thể nói, chuyển đổi số có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa hải quan, đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Xin Phó Tổng cục trưởng cho biết những mục tiêu trọng tâm về chuyển đổi số của ngành Hải quan?
Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành:
Trong Kế hoạch chuyển đổi số, ngành Hải quan đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành Hải quan số, với các chỉ tiêu: 100% thủ tục hải quan được số hóa và thực hiện bằng phương thức điện tử;
95% chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chuyển sang dạng dữ liệu số;
100% hồ sơ về tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; người, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được quản lý dưới dạng dữ liệu số;
100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được chuyển sang dữ liệu điện tử, tiến tới số hóa;
100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau;
80% hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống CNTT của Tổng cục Hải quan;
100% thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia...
Đối với quản trị nội Ngành, 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định; 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản...
Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu phấn đấu cơ bản hoàn thành chuyển đổi vào năm 2025, hoàn thiện mô hình hải quan thông minh trong năm 2023.
Để đạt được các mục tiêu đặt ra, toàn Ngành cần tập trung vào các nhóm nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa Phó Tổng cục trưởng?
Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành:
Có 3 nhóm nhiệm vụ quan trong toàn Ngành cần tập trung thực hiện trong năm 2023 và thời gian tới gồm:
Thứ nhất, thực hiện chuyển đổi số trong trong công tác nghiệp vụ hải quan. Theo đó, Tổng cục Hải quan đang tập trung nguồn lực để hoàn thành tái thiết kế tổng thể hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ hải quan số. Trong đó rà soát tổng thể các quy trình nghiệp vụ hiện nay, xây dựng các quy trình để đảm bảo tính liên thông, liên tục, đáp ứng yêu cầu quản lý từ khâu đầu đến khâu cuối, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đồng thời tạo điều kiện để ứng dụng mạnh mẽ CNTT và các công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Trên cơ sở kết quả tái thiết kế tổng thể quy trình nghiệp vụ, trong giai đoạn 2021-2025, Tổng cục Hải quan xây dựng hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu số hóa quy trình nghiệp vụ.
Thứ hai, triển khai chuyển đổi số trong công tác triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW). Để thực hiện nội dung chuyển đổi số trong triển khai NSW, ASW Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành tổ chức triển khai các nội dung sau:
100% các thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua NSW.
Xây dựng Nghị định của Chính phủ về việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan Chính phủ với các bên liên quan thông qua NSW trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa.
Xây dựng và triển khai hệ thống CNTT theo định hướng tập trung và triển khai NSW, ASW.
Thứ ba, triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan. Để xây dựng Đề án này thời gian tới Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp với chuyên gia dự án Tạo thuận lợi thương mại (TFP) trong việc tư vấn hỗ trợ khảo sát, lập đề án.
Cùng với việc triển khai 3 nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Tổng cục Hải quan sẽ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm liên quan khác như: chuyển đổi số trong công tác quản lý nội Ngành; phát triển các hệ thống nền tảng đáp ứng yêu cầu triển khai hệ thống kết nối, chia sẻ số ngành Hải quan phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ thống thông tin nội ngành theo mô hình kết nối chia sẻ tập trung; chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp XNK; xây dựng các dịch vụ nền tảng để triển khai Chính phủ điện tử cơ quan Hải quan và hoàn thiện nền tảng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Tổng cục Hải quan cũng tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối internet vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big Data)...
Xin trân trọng cảm ơn Phó Tổng cục trưởng!
Tin liên quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
10:18 | 24/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS
09:15 | 17/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh
10:28 | 12/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan
20:10 | 15/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu
14:32 | 13/08/2024 Hiện đại hóa hải quan
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan
09:58 | 01/07/2024 Hiện đại hóa hải quan
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan
09:25 | 12/06/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
11:12 | 09/05/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
13:57 | 18/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan
21:01 | 15/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics