Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan Lê Đức Thành: Chuyển đổi số - thời kỳ phát triển mới trong tiến trình hiện đại hóa hải quan
Ông Lê Đức Thành, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan |
Ông có thể cho biết vai trò của chuyển đổi số trong tiến trình hiện đại hóa hải quan?
Chuyển đổi số có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa hải quan trong giai đoạn tới, vì các lý do sau:
Thứ nhất, về xu hướng quốc tế, từ năm 2018 các nước tiên tiến, đặc biệt là Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã phân loại sự phát triển của cơ quan Hải quan thành 6 cấp độ, trong đó cấp độ cao nhất là Hải quan số.
Thứ hai, hiện đại hóa không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Hải quan mà là nhiệm vụ chung của cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp. Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch hành động để thực hiện công tác hiện đại hóa, chuyển đổi số. Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan khẩn trương xây dựng và ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Thứ ba, chuyển đổi số là chu kỳ tất yếu trong tiến trình hiện đại hóa của ngành Hải quan. Mặt khác, quá trình thực hiện các chu kỳ hiện đại hóa đều phải trải qua các bước và hiện nay hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) không còn đáp ứng xu hướng của thời đại, cũng như yêu cầu quản lý nên phải đặt ra vấn đề chuyển đổi số.
Những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong Kế hoạch chuyển đổi số là gì, thưa ông?
Việc chuyển đổi số tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm gồm:
Thứ nhất, triển khai Quyết định 97/QĐ-BTC ngày 26/1/2021 của Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương “Thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số”. Trong Quyết định 97 có các nội dung cơ bản như: tái thiết kế toàn bộ quy trình nghiệp vụ của cơ quan Hải quan; trên cơ sở đó sẽ xây dựng hệ thống CNTT; sau khi hoàn thành hệ thống CNTT sẽ triển khai rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp.
Thứ hai, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN với mục tiêu đến năm 2025, chúng ta sẽ có một hệ thống CNTT để có thể thực hiện 100% thủ tục hành chính của các bộ, ngành liên quan đến hoạt động XNK.
Thứ ba, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về hàng hóa XNK để phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và công tác quản lý của cơ quan Hải quan và các bộ, ngành liên quan.
Theo ông, việc chuyển đổi số mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, cơ quan Hải quan nói riêng và các cơ quan quản lý nói chung?
Đối với cộng đồng doanh nghiệp, chuyển đổi số của ngành Hải quan sẽ góp phần làm giảm chi phí do giảm thiểu được việc đi lại khi làm thủ tục, đặc biệt liên quan đến XNK, doanh nghiệp sẽ được cung cấp sự sẵn sàng về giải phóng hàng, thông tin về thanh toán thuế… Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được cơ quan quản lý nhà nước cung cấp các yêu cầu về những nội dung phải thực hiện trước khi làm thủ tục hành chính, qua đó giúp chủ động trong sắp xếp kế hoạch làm việc một cách hiệu quả, nhanh chóng, thuận lợi…
Đối với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng có thể tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa dựa trên các kế hoạch, thông tin do cơ quan quản lý, nhất là cơ quan Hải quan cung cấp…
Với cơ quan quản lý như cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế, Bộ Tài chính, sẽ có nhiều thông tin hơn nữa dưới dạng số hóa từ đó phục công tác quản lý được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, chính xác. Đồng thời tập trung nguồn lực để kiểm tra, quản lý với các đối tượng có rủi ro cao.
Với các bộ, ngành và các bên liên quan sẽ được chia sẻ thông tin về các lô hàng XNK thông qua hệ thống mà không phải đề nghị cơ quan Hải quan cung cấp khi phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, là cơ sở để phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở Việt Nam.
Phối hợp cùng với cơ quan Hải quan nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan, thông quan và sau khi thông quan.
Thực hiện thủ tục hành chính (cấp phép, kiểm tra chuyên ngành,...) liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên một hệ thống qua đó góp phần cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng hệ thống CNTT…
Lộ trình và giải pháp triển khai Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan thế nào, thưa ông?
Như đề cập ở trên, việc chuyển đổi số gồm 3 nội dung chính và được triển khai từ nay đến năm 2025. Cả 3 nội dung được triển khai đồng thời, tuy nhiên, sẽ có những nội dung triển khai nhanh hơn.
Cụ thể, triển khai Quyết định 97 của Bộ Tài chính, hiện nay, ngành Hải quan đang tập trung vào thực hiện các bài toán nghiệp vụ và tháng 5 vừa qua đã có được bộ tài liệu đầu tiên về kiến trúc nghiệp vụ với số lượng hơn 2.000 trang, mô tả tất cả nội dung nghiệp vụ của ngành Hải quan sẽ thực hiện trên hệ thống CNTT. Tiếp theo thực hiện kiến trúc nghiệp vụ, bước đầu ngành Hải quan đang thực hiện thiết kế kiến trúc về mặt công nghệ. Sau khi hoàn thành 2 hệ thống kiến trúc (nghiệp vụ và công nghệ), chúng ta sẽ bắt tay vào xây dựng hệ thống CNTT và triển khai hệ thống CNTT dự kiến cuối năm 2023 và đầu năm 2024.
Đối với Đề án xây dựng Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN tập trung, nội dung nền tảng là Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực XNK quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải qua Cơ chế một cửa quốc gia. Nghị định đang được ngành Hải quan khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành.
Về cơ sở dữ liệu quốc gia đối với hàng hóa XNK, Dự án tạo thuận lợi thương mại TFP đã chấp thuận hỗ trợ tư vấn xây dựng Đề án. Nếu thuận lợi, năm 2022 và 2023 sẽ triển khai các thủ tục đầu tư. Theo kế hoạch của ngành Hải quan cơ sở dữ liệu quốc gia đối với hàng hóa XNK sẽ được vận hành trong năm 2024 hoặc 2025.
Thưa ông, để phối hợp thực hiện thành công Kế hoạch chuyển đổi số, ngoài nỗ lực nội Ngành, ngành Hải quan mong muốn nhận được sự phối hợp thế nào từ các bên liên quan?
Các bên liên quan trong Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan rất nhiều. Về thực hiện Quyết định 97 là doanh nghiệp XNK, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, hãng vận tải, ngân hàng… sau khi có sự thống nhất trong Ngành, cơ quan Hải quan sẽ tổ chức lấy ý kiến và đề nghị cộng đồng doanh nghiệp tham gia cho ý kiến một cách toàn diện đến các bài toàn nghiệp vụ.
Một nhóm doanh nghiệp khác cần lấy ý kiến là doanh nghiệp CNTT.
Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, cơ quan Hải quan các nước phát triển… cũng cần được tham vấn để quy trình nghiệp vụ trong giai đoạn tới được tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản lý hải quan hiện đại, đồng thời, tạo thuận lợi trong việc trao đổi thông tin giữa Hải quan Việt Nam với cơ quan Hải quan các nước trong khu vực cũng như hải quan các nước phát triển trên thế giới…
Xin cảm ơn ông!
Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Duy Ngọc: Nâng cao vai trò người đứng đầu trong thực hiện chuyển đổi số Với mục tiêu thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 và Kế hoạch chuyển đổi số của Ngành, Cục Hải quan Hải Phòng xác định tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường mối quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp; nâng cao vai trò người đứng đầu trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị theo phương châm “4 không, 1 có”: Làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung; dịch vụ công không gặp mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và có số hóa thông tin, dữ liệu. Thứ hai, thường xuyên rà soát, đề xuất đầu tư trang thiết bị phần cứng, máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng thế hệ mới, hiện đại có tính bảo mật, bảo đảm an toàn, an ninh mạng để triển khai kết nối và xử lý dữ liệu trong nội bộ cơ quan, đơn vị phù hợp với kiến trúc của ngành Hải quan đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại Cục. Thứ ba, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Tổng cục Hải quan cắt giảm thủ tục, chuyển đổi các thủ tục thực hiện dịch vụ công từ mức độ 2, mức độ 3 lên dịch vụ công mức độ 4 nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; tiếp nhận và triển khai các nền tảng ứng dụng di động trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thứ tư, chủ động nghiên cứu giải pháp nâng cấp, bổ sung các chức năng hệ thống các ứng dụng phần mềm đang vận hành và triển khai tại Cục theo hướng áp dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ năm, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất báo cáo Tổng cục Hải quan việc chuẩn hoá, điện tử hoá các quy trình nghiệp vụ, hồ sơ và xử lý hồ sơ điện tử; xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy trình quản lý vận hành hệ thống phù hợp trên môi trường số. Thứ sáu, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nhận thức về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, có kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, có kỹ năng làm việc trên môi trường số, có kỹ năng khai thác, thống kê nhà nước về hải quan, kỹ năng năng lực phân tích, xử lý dữ liệu số. Thứ bảy, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty logistics, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng trên địa bàn Hải Phòng triển khai số hoá, chuyển đổi số phù hợp, đồng bộ với cơ quan Hải quan và cơ quan quản lý có liên quan. Thái Bình (ghi) Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng Quách Đăng Hòa: 3 giải pháp chính tạo nền tảng chuyển đổi số và thực hiện chuyển đổi số Cục Hải quan Đà Nẵng xác định 8 nhiệm vụ để tham gia, triển khai hoạt động chuyển đổi số tại Cục bao gồm: tham gia hoàn thiện chính sách đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý thực hiện chuyển đổi số; tham gia số hóa quy trình, số hóa dữ liệu và tổ chức triển khai các ứng dụng CNTT tích hợp, thông minh, ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động nghiệp vụ; tham gia số hóa quy trình, số hóa dữ liệu và ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác chỉ đạo điều hành và công tác quản lý nội ngành; triển khai dịch vụ công và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp chuyển đổi số; triển khai thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; phát triển hạ tầng số, nền tảng số và dữ liệu số; đảm bảo an ninh an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng với các nhiệm vụ, quyết sách quan trọng về chuyển đổi số trên địa bàn, đơn vị đã đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiên tốt nhiệm vụ đề ra. Trong đó tập trung vào 3 giải pháp chính tạo nền tảng chuyển đổi số và thực hiện chuyển đổi số. Thứ nhất, chuyển đổi nhận thức, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức, kỹ năng số của cán bộ công chức Hải quan và tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức trong đơn vị về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đặc biệt là kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu. Thứ hai, phát triển hạ tầng số, ứng dụng công nghệ 4.0 và bảo đảm an ninh an toàn, trong đó, gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, ứng dụng các công nghệ 4.0 trong công tác quản lý nhà nước về Hải quan, đẩy mạnh tự động hoá tất cả các lĩnh vực hải quan; đảm bảo an ninh an toàn, không làm gián đoạn các hoạt động nghiệp vụ gây ảnh hưởng đến hoạt động XNK, XNC trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thứ ba, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên cơ sở triển khai, cung cấp đẩy đủ dịch vụ công trực tuyến và có thể truy cập trên nhiều phương tiện khác nhau; nghiên cứu sử dụng dữ liệu để giảm thành phần hồ sơ của người dân, doanh nghiệp phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính; xây dựng văn hoá trong xử lý công việc và tăng cường kết nối chia sẻ dữ liệu nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp. N.Linh (ghi) Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Hoàng Quốc Quang: Gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính Trong giai đoạn vừa qua, Cục Hải quan Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa các lĩnh vực hoạt động của Cục, xây dựng môi trường tác nghiệp điện tử, hiện đại trên nền tảng ứng dụng CNTT. Trên cơ sở mục tiêu chuyển đổi số chung toàn ngành Hải quan, Cục Hải quan Hà Nội đặt ra 4 mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng môi trường Hải quan điện tử, hướng tới mục tiêu giảm thời gian thông quan hàng hóa và tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Thứ hai, thực hiện chuyển đổi số và triển khai thành công Đề án tái thiết kế tổng thể Hệ thống CNTT ngành Hải quan, hướng tới mục tiêu thực hiện thủ tục hải quan mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện. Thứ ba, vận hành thông suốt Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN. Thứ tư, nâng cao hiệu quả Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hướng tới mục tiêu hỗ trợ tối đa cho người dân và doanh nghiệp XNK. Để hiện thực hóa các mục tiêu chuyển đổi số nêu trên, Cục Hải quan Hà Nội sẽ triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp như: xây dựng nghị quyết chuyên đề về cải cách, hiện đại hóa và ứng dụng CNTT trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng, phục vụ vận hành thông suốt các hệ thống ứng dụng CNTT. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thành công Hệ thống một cửa quốc gia và Giám sát hải quan tự động tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. Đồng thời triển khai xây dựng ứng dụng chia sẻ dữ liệu, thông tin từ cục đến chi cục và với doanh nghiệp. N.Linh (ghi) Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh Trịnh Văn Nhuận: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu Cục Hải quan Quảng Ninh đã xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, Cục Hải quan Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, vừa cấp bách, vừa lâu dài, gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực tạo đột phá của sự phát triển; là con đường ngắn nhất để tạo đột phá phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đồng thời, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp xuyên suốt giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Cục Hải quan Quảng Ninh trên cơ sở vừa đảm bảo triển khai các nội dung trọng yếu theo lộ trình của Ngành trong Kế hoạch Chuyển đổi số lĩnh vực hải quan giai đoạn 2021-2025, đồng thời triển khai các nhiệm vụ chính trị liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Việc tổ chức triển khai phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất quan điểm chỉ đạo vì mục tiêu chung của ngành, của tỉnh; chủ động, tích cực đổi mới, sáng tạo gắn kết chặt chẽ với công tác cải cách hành chính của Cục Hải quan Quảng Ninh; phù hợp với tình hình thực tiễn ở từng giai đoạn; nhằm chuyển đổi căn bản lề lối, phương thức làm việc của các cấp, các đơn vị thuộc và trực thuộc; hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan và có sự đo lường, đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện. Q.Hùng (ghi) |
Tin liên quan
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
10:18 | 24/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS
09:15 | 17/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh
10:28 | 12/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan
20:10 | 15/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu
14:32 | 13/08/2024 Hiện đại hóa hải quan
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan
09:58 | 01/07/2024 Hiện đại hóa hải quan
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan
09:25 | 12/06/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
11:12 | 09/05/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
13:57 | 18/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan
21:01 | 15/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Tin mới
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics