Quỹ Vắc xin phòng Covid-19 sẽ được quản lý, sử dụng hoàn toàn công khai, minh bạch
Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) |
Thưa ông, vì sao cần thành lập Quỹ Vắc xin phòng Covid-19 trong thời điểm này?
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Bộ chính trị, Ban bí thư và Chính phủ đã có chủ trương mua đủ lượng vắc xin cần thiết để tiêm phòng cho nhân dân. Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến chúng ta cần mua khoảng 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng. Đây là yêu cầu nguồn kinh phí rất lớn.
Vì vậy, chủ trương chung của Chính phủ là bên cạnh nguồn ngân sách thì cần huy động thêm các nguồn lực từ đóng góp mang tính thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cùng với nhà nước mua đủ số lượng vắc xin tiêm kịp thời cho người dân.
Xin ông cho biết nguyên tắc hoạt động của quỹ như thế nào để đáp ứng được tính kịp thời về nhu cầu vắc xin ở Việt Nam hiện nay? Quy trình tiếp nhận nguồn đóng góp của quỹ như thế nào?
Ngay khi nhận được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ, Bộ Tài chính đã khẩn trương triển khai xây dựng để ban hành quy chế hoạt động của Quỹ và thiết lập bộ máy quản lý.
Theo quy định, Quỹ sẽ được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó sẽ huy động nguồn lực đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Nếu các doanh nghiệp muốn đóng góp vào quỹ thì hoàn toàn có thể chuyển tiền qua hệ thống các ngân hàng thương mại.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính làm việc với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Y tế để chuyển vào Quỹ các khoản tiền mà một số doanh nghiệp đã đóng góp hỗ trợ cho Chính phủ, Bộ Y tế trong thời gian liên quan đến việc mua vắc xin.
Bao giờ quy chế này sẽ được ban hành, thưa ông?
Chúng tôi đang khẩn trương hoàn thiện quy chế này, trong trường hợp cần thiết sẽ phải xin ý kiến thêm của Bộ Y tế và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hoàn thiện. Dự kiến muộn nhất tuần sau sẽ phối hợp với các đơn vị để ban hành được quy chế.
Hiện tại, khi quy chế hoạt động của quỹ chưa được ban hành, các tổ chức và cá nhân vẫn có thể tiếp tục đóng góp thông qua Mặt trận Tổ quốc hoặc Bộ Y tế, sau đó chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan này để chuyển các khoản đóng góp đó về Quỹ Vắc xin phòng Covid-19.
Điểm đáng chú ý của Quỹ đó là thu hút các nguồn vận động, quyên góp. Bộ Tài chính có dự kiến gì về mức đóng góp vào Quỹ?
Việc đóng góp vào Quỹ Vắc xin phòng Covid-19 là sự kêu gọi đóng góp một cách tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và không có mức đóng góp tối thiểu cũng như mức đóng góp tối đa. Tất cả đều trên cơ sở tinh thần tự nguyện của các tổ chức, cá nhân. Và với mỗi đồng đóng góp dù là nhỏ nhất chúng tôi cũng đều trân trọng và quản lý công khai, minh bạch.
Đặc biệt, theo quy định tại Khoản 1, Điểm 2-Nghị định 44/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì đối với khoản chi ủng hộ Quỹ vắc xin, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Với số tiền huy động vào Quỹ có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng, xin ông cho biết đơn vị nào sẽ được giao chịu trách nhiệm quản lý số tiền này? Và cơ chế kiểm soát quỹ như thế nào để đảm bảo quỹ được chi theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả?
Trong quyết định thành lập Quỹ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính quản lý nguồn tài chính của Quỹ. Tuy nhiên, Bộ Tài chính chỉ có chức năng quản lý tài chính, còn quyết định sử dụng khi nào và mỗi lần bao nhiêu thì các cơ quan liên quan sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để quyết định. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ xuất tiền từ quỹ để thực hiện mua vắc xin.
Bên cạnh đó, số thu của Quỹ cũng sẽ được ghi nhận và sẽ được công khai minh bạch trên các Website của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước. Trong trường hợp cần thiết thì sẽ có thanh tra, kiểm toán theo quy định. Trong quá trình sử dụng thì mục tiêu sử dụng chủ yếu để mua vắc xin hoặc hỗ trợ sản xuất vắc xin trong nước. Căn cứ vào yêu cầu thực tế và căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ xuất tiền từ quỹ. Như vậy, chúng tôi cho rằng quỹ sẽ được quản lý, sử dụng hoàn toàn công khai, minh bạch.
Hiện nay trung ương đã chính thức có Quỹ vắc xin phòng Covid 19. Vậy các địa phương nếu như có nhu cầu thành lập quỹ tại địa phương thì có được không thưa ông?
Hiện tại việc mua vắc xin Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Y tế làm cơ quan đầu mối, nên tôi thiết nghĩ các địa phương không cần thành lập quỹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại các địa phương có thể hỗ trợ chính quyền địa phương.
Bởi theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ, thì các địa phương cũng có trách nhiệm trong việc chia sẻ gánh nặng của ngân sách với ngân sách trung ương. Và các doanh nghiệp trên địa bàn có thể hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc chia sẻ gánh nặng này. Và phần đóng góp của họ có thể đóng góp trực tiếp cho ngân sách địa phương mà không nhất thiết phải thành lập quỹ.
Xin ông cho biết, nếu các doanh nghiệp có tham gia đóng góp vào Quỹ thì người lao động trong doanh nghiệp đó có thuộc đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin không?
Trước hết việc mua vắc xin hiện nay tập trung qua đầu mối là Bộ Y tế. Cơ quan này cũng được giao xác định các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm trong thời gian đầu. Sau đó, khi chúng ta có lượng vắc xin đủ lớn thì Bộ Y tế sẽ đề xuất mở rộng các nhóm đối tượng được tiên này, trong đó tôi cho rằng người lao động ở các khu công nghiệp tập trung cũng nên thuộc nhóm được ưu tiên.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng TW Đảng
09:21 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sớm xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
19:02 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics