Quy định về chứng minh thiệt hại trong vi phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu rõ ràng
Công chức Hải quan Hữu Nghị thực hiện kiểm tra hàng hóa NK của DN. Ảnh: H.Nụ |
Từ thực tiễn
Trong 7 tháng đầu năm, Cục Hải quan Lạng Sơn đã phát hiện 1.039 vụ vi phạm, trị giá ước tính trên 20 tỷ đồng. Cục Hải quan Lạng Sơn đã ra quyết định xử phạt được 1.029 vụ, số tiền phạt nộp NSNN trên 3,8 tỷ đồng... |
Trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục đối với hàng vi phạm theo quy định tại Điều 73, 74, 75, 76 Luật Hải quan 2014, Luật SHTT và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Hải quan Lạng Sơn đã phát hiện một số DN thực hiện các hành vi vi phạm, vận chuyển, quá cảnh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm SHTT, sở hữu công nghiệp (SHCN) qua biên giới.
Theo thống kê, năm 2022, Hải quan Lạng Sơn kiểm tra và bắt giữ 8 vụ việc với số tiền 782 triệu đồng; năm 2023 phát hiện 3 vụ việc với trị giá tang vật trên 2 tỷ đồng liên quan đến xâm phạm quyền SHTT. Một số nhãn hiệu điển hình bị xâm phạm được phát hiện như: SKF, Makita, Marlboro...
Báo cáo từ Hải quan Lạng Sơn cũng cho thấy, từ ngày 15/10/2013 đến nay (ngày Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN có hiệu lực), Hải quan Lạng Sơn đã ban hành 4 quyết định; Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị ban hành 17 quyết định và tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành 9 quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực này.
Tất cả quyết định đều đã thi hành xong, các tổ chức vi phạm đều đã nộp số tiền phạt và chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm.
Tuy nhiên, trong các vụ việc đã được xử lý, có một số DN (thực hiện việc quá cảnh hàng hóa) khiếu nại, khiếu kiện đối với các quyết định xử phạt.
Điển hình, vụ việc xử lý vi phạm đối với Công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ XNK (gọi tắt là Công ty XNK) về hành vi vi phạm quá cảnh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và ngày 20/10/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định xử phạt trong lĩnh vực công nghiệp các quyết định xử phạt cũng đã được đối tượng vi phạm chấp hành, tang vật vi phạm đã được tiêu hủy đúng quy định. Tuy nhiên sau đó, Công ty XNK đã gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn và Bộ trưởng Bộ Tài chính với lí do trong quá trình giải quyết khiếu nại, các văn bản do chủ sở hữu quyền không đề cập đến việc có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng Việt Nam hoặc chủ thể quyền tại thị trường Việt Nam.
Cần có cơ sở để chứng minh các thiệt hại
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Hải quan Lạng Sơn nhận thấy, Điều 124, 125 Luật SHTT đã quy định rõ việc sử dụng, bán, chào bán... và quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN... Điều 211 và 213 Luật SHTT cũng quy định hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài ra theo quy định tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT cũng đã quy định rõ việc xác định thiệt hại, chi phí ngăn chặn, khắc phục thiệt hại... Tại Hiệp định Quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam – Lào và Luật Thương mại 2005 quy định việc hàng hóa quá cảnh vi phạm, chủ hàng, người chuyên chở vi phạm trong thời gian qua trên lãnh thổ Việt Nam...
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, xét về góc độ kinh tế, việc vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn hiệu gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh thương hiệu của sản phẩm chính hãng, dễ khiến người tiêu dùng hiểu lầm...
Đối chiếu với các quy định hiện hành, việc sử dụng nhãn hiệu bao gồm cả việc vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ, chủ sở hữu đối tượng SHCN và các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng, quản lý và có quyền ngăn cấm người khác sử dụng bất hợp pháp, hành vi vi phạm cũng như chế tài xử phạt đã được quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP. Mặc dù vậy, cho đến nay, chưa có quy định phải xác nhận yếu tố “có thiệt hại” để làm cơ sở cho việc có hay không có xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng vi phạm.
Qua nghiên cứu quy định tại Điều 17 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP; Điều 204 Luật SHTT; Điều 85, 86, 87 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, Hải quan Lạng Sơn nhận thấy, việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền SHTT luôn gây thiệt hại thực tế cho chủ thể quyền SHCN về vật chất và cả tinh thần (uy tín, danh tiếng). Tuy nhiên, việc tính toán, chứng minh các thiệt hại và đánh giá các chứng cứ về thiệt hại lại rất phức tạp, trong khi các quy định của pháp luật liên quan lại chưa đầy đủ, rõ ràng. Do đó, việc yêu cầu các chủ thể quyền SHTT cung cấp bằng chứng chứng minh thiệt hại sẽ càng gây khó khăn và kéo dài thời gian giải quyết vụ việc.
Hải quan Lạng Sơn cho rằng, quy định tại Điều 10, 11, 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP; công văn số 178/Ttra-P3 ngày 15/4/2024 của Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ và việc chứng minh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được vận chuyển có gây thiệt hại cho các chủ thể quyền hoặc cho người tiêu dùng là không khả thi, kéo dài thời gian xử lý vụ việc. Do đó, nếu căn cứ theo Điều 17 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN thì không có cơ sở để xử lý vi phạm đối với hành vi vận chuyển hàng vi phạm quyền SHTT, SHCN.
Hải quan Lạng Sơn đề xuất cấp có thẩm quyền có quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại mà chủ thể quyền SHCN phải cung cấp để cơ quan Hải quan làm căn cứ xác định thiệt hại, thực hiện thống nhất các quy định, phù hợp với thực tế phát sinh.
Tin liên quan
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Saigon Co.op thêm một điểm thông thương hàng hóa xuất nhập khẩu
16:02 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
15:10 | 13/11/2024 Kinh tế
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất cơ quan Thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
07:50 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics