Quản lý xuất xứ hàng hóa trước yêu cầu mới
Xu hướng xuất xứ mới: Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cho phép, trong điều kiện cụ thể, những nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn thương mại hoặc chứng từ khác (cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu không cấp C/O). Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu kiểm tra nội dung khai báo của doanh nghiệp và hồ sơ lô hàng (không có C/O) để xem xét cho hàng hoá hưởng ưu đãi. Xác định trước: Xác định trước xuất xứ là một cơ chế hiện đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới, là xu hướng khó tránh khỏi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nói chung và một số FTA mà Việt Nam đã thực thi và đang đàm phán. Xu hướng xuất xứ này đã tạo ra nhiều thay đổi và cải cách đối với hệ thống cấp C/O truyền thống cũng như hệ thống kiểm tra và giám sát của các cơ quan liên quan, trong đó có sự chuyển dịch vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý.
Yêu cầu thực tiễn
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, sự gia tăng của các Hiệp định thương mại tự do trên toàn thế giới, đi kèm các quy tắc xuất xứ ưu đãi, đang tăng áp lực cho cơ quan Hải quan ở các quốc gia trong việc hoàn thành vai trò của một cơ quan kiểm tra, nhưng vẫn đảm bảo tạo thuận lợi thương mại và thực hiện chính sách thương mại của mỗi nước.
Hiện nay, cùng với việc hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới với số lượng các Hiệp định thương mại tự do đã tham gia ký kết và đang đàm phán ngày càng tăng lên, trong đó có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EFTA, … với những quy định mới, khác biệt và phức tạp so với các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết (như quy tắc xuất xứ cho hàng dệt may, cơ chế người NK tự chứng nhận xuất xứ, cơ chế điều tra xác minh…) đang đặt áp lực lên cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa.
Theo đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan, thời gian qua trong công tác kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa XNK, cơ quan Hải quan đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm, gian lận xuất xứ. Nổi lên là hiện tượng gian lận xuất xứ hàng hóa XK và chuyển tải trái phép hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam qua việc làm giả C/O hoặc làm giả chứng từ, hồ sơ để hợp thức hoá lô hàng có xuất xứ tại Việt Nam.
Tình trạng trên thường xảy ra đối với hàng dệt may, giày dép, xe đạp, nến, gạch men, thuỷ sản, nông sản khác... Vi phạm về xuất xứ trở nên nổi cộm khi Việt Nam gia nhập WTO, được nhiều nước/vùng lãnh thổ (Mỹ, Canada, EU, Đài Loan,…) cho hưởng chế độ ưu đãi thuế khi XK hàng hóa sang các nước đó.
Điển hình như một số mặt hàng tạm nhập, nhập XK từ Trung Quốc sang Việt Nam, thực hiện công đoạn gia công đơn giản hoặc thay bao bì tại Việt Nam rồi xuất đi nước thứ 3 với xuất xứ Việt Nam nhằm gian lận về xuất xứ, như trường hợp mặt hàng gạch men, phân bón xuất đi Đài Loan, làm giả C/O xuất xứ Việt Nam; (do Đài Loan áp dụng thuế suất thuế NK đối với các mặt hàng NK từ Trung Quốc cao hơn so với hàng NK từ Việt Nam).
Hay tình trạng một số công ty Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam sản xuất mật ong XK, nhưng thực chất NK nguyên liệu pha chế mật ong từ Trung Quốc (nước hoa quả, xi rô, hương liệu, đường,...) rồi xuất sang Mỹ và các nước khác, khai báo là mật ong tự nhiên xuất xứ Việt Nam (được hưởng thuế suất 16-18% của Mỹ), để tránh mức thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với sản phẩm này nếu có xuất xứ Trung Quốc (200%). Gần đây là vụ việc, Cục Hải quan Đồng Nai phát hiện Công ty TNHH Công nghiệp SPC Tianhua Việt Nam có hành vi giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất hàng đi Hoa kỳ. Theo kết quả điều tra, Công ty này không tiến hành sản xuất tại Việt Nam mà chỉ NK hợp chất xử lý nước từ Trung Quốc về rồi sau đó thay thế nhãn mác ghi xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam trên lô hàng để XK đi Hoa Kỳ.
Việc vi phạm xuất xứ hàng hóa cũng thường xảy ra đối với hàng hóa NK. Một số trường hợp hàng hóa NK có C/O mẫu E (như mặt hàng điện thoại di động NK từ Trung Quốc), nhưng không đáp ứng các quy định về hóa đơn thương mại được phát hành bởi bên thứ 3 tại Hiệp thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc tại thời điểm NK hàng hóa. Cơ quan Hải quan cũng đã phát hiện nhiều C/O cấp không phù hợp với quy định, đặc biệt là cấp sai về tiêu chí xuất xứ, đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật về xuất xứ. Thực tế trên đòi hỏi cơ quan Hải quan phải có sự thay đổi để nâng cao năng lực trong việc kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa.
Thay đổi đáp ứng yêu cầu hội nhập
Mới đây, Tổng cục Hải quan đã ban hành Đề án tăng cường năng lực của cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa. Cục Giám sát quản lý về hải quan - đơn vị xây dựng đề án cho rằng, yêu cầu bức thiết của việc đổi mới công tác quản lý đối với lĩnh vực này để khắc phục những vấn đề tồn tại hiện nay và đáp ứng chương trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam. Trong đó, coi trọng việc tăng cường năng lực kiểm tra xuất xứ của CBCC Hải quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng như theo kịp, nắm bắt được xu thế thế giới.
Mục tiêu cụ thể là xác định đúng xuất xứ của hàng hoá XK, NK. Chống gian lận về xuất xứ đối với hàng hoá XK lợi dụng quá cảnh, chuyển tải qua Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi mà một số nước dành riêng cho Việt Nam; chống gian lận về xuất xứ đối với hàng hoá NK, giả mạo chứng nhận xuất xứ, khai báo sai về xuất xứ.
Bên cạnh đó, Đề án đưa ra các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, thu hút đầu tư và các lĩnh vực sản xuất hàng hoá trong nước và XK ra nước ngoài thông qua việc kiểm tra xuất xứ hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo thông quan hàng hoá nhanh chóng, thủ tục đơn giản và thống nhất. Xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ và hiệu quả đối với các bên liên quan trong nước để đảm bảo các quy định hướng dẫn phù hợp với thực tế và các thông lệ, tập quán thương mại tốt nhất, tạo thuận lợi thương mại nhưng vẫn quản lý hiệu quả.
Để thực hiện được mục tiêu trên, giải pháp đặt ra là hoàn thiện cơ sở pháp lý. Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, khi cơ sở pháp lý liên quan đến xuất xứ được hoàn thiện và cụ thể hoá sẽ là cơ sở vững chắc cho công tác thực hiện, tạo thành định hướng xuyên suốt và thống nhất cho khâu nghiệp vụ kiểm tra trong toàn ngành. Cùng với đó, cơ quan Hải quan sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện gian lận và các hình thức vi phạm khác về xuất xứ hàng hoá XK, NK.
Giải pháp này sẽ giúp cơ quan Hải quan kịp thời phát hiện, ngăn chặn chuyển tải trái phép và giả mạo xuất xứ hàng hoá XK, bảo vệ uy tín, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế; kịp thời phát hiện gian lận, vi phạm xuất xứ đối với hàng hoá NK, chống thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước và thực hiện đúng chính sách thương mại.
Cơ quan Hải quan cũng hướng tới xây dựng, quản lý và ứng dụng Danh mục hàng hoá rủi ro về xuất xứ. Việc xây dựng danh mục này sẽ đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho việc xử lý dữ liệu tự động, phân luồng kiểm tra hàng hoá chính xác. Danh mục gắn liền với việc kiểm tra hàng hoá trước, trong và sau thông quan. Danh mục này sẽ cung cấp thông tin về các trường hợp có nguy cơ cao về gian lận và vi phạm quy định xuất xứ, liên quan đến mẫu C/O, mặt hàng, DN, thị trường.
Điều này sẽ giúp cơ quan Hải quan chủ động trong công tác nghiệp vụ, phát hiện và ngăn chặn sự gian lận, vi phạm pháp luật về xuất xứ hàng hoá; giảm bớt khiếu kiện và tăng cường tính tự giác tuân thủ pháp luật của DN….
Tin liên quan
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics