Quản lý nợ thuế gặp khó khi Covid-19 bùng phát trở lại
Quản lý nợ thuế: Khó “đơn" khó “kép" | |
Hải quan TPHCM: Kiểm soát tốt nợ thuế | |
Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình quản lý nợ thuế mới |
Từ nay đến cuối năm, ngành Thuế sẽ còn phải thu khoảng trên 20.000 tỷ đồng nữa. Ảnh: Thuỳ Linh |
Tổng nợ thuế giảm mạnh so với cùng kỳ
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 4/2021, cơ quan Thuế các cấp thu nợ ước đạt 11.097 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là 7.478 tỷ đồng, thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 3.619 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền nợ thuế ngành Thuế quản lý ước tính đến ngày 30/4/2021 đã giảm 9% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu không kể số tiền thuế nợ đang xử lý và tiền thuế nợ đang khiếu nại, khiếu kiện thì tổng số tiền thuế nợ tính đến thời điểm 30/4/2021 giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngành Thuế đặt mục tiêu thực hiện thu nợ năm 2021 tối thiểu đạt 30.100 tỷ đồng. Như vậy, từ nay đến cuối năm, ngành Thuế sẽ còn phải thu khoảng trên 20.000 tỷ đồng nữa. Ngành Thuế cũng phấn đấu số nợ thuế đến cuối năm 2021 giảm xuống dưới 5% so với số thực thu vào ngân sách nhà nước, không để tăng nợ mới. |
Thời gian qua, thực hiện quy định của Luật Quản lý thuế, Tổng cục Thuế đã tổ chức bộ phận quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế từ Trung ương đến địa phương (tại 3 cấp của ngành Thuế: Tổng cục Thuế, cục thuế và chi cục thuế). Tại Tổng cục Thuế đã thành lập Ban Chỉ đạo chống thất thu và thu hồi nợ thuế, đồng thời chỉ đạo các cục thuế tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả của Ban chỉ đạo chống thất thu và thu hồi nợ thuế ở địa phương.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế xây dựng và giao chỉ tiêu thu nợ thuế đến từng cục thuế, chỉ đạo các cục thuế rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân nợ, lập danh sách các doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế theo từng nhóm nợ, số tiền nợ, xây dựng phương án thu nợ thuế, kế hoạch chi tiết báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương phê duyệt phương án thu hồi nợ, đồng thời cơ quan Thuế đã giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, công chức theo từng tháng để thu hồi nợ và phối kết hợp với các sở, ban ngành trên địa bàn, triển khai thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản thi hành.
Đặc biệt, suốt thời gian qua, ngành Thuế đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của công tác quản lý nợ, điện tử hoá hệ thống quy trình nghiệp vụ quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ từ khâu phân công, phân loại nợ thuế, tạo và ban hành thông báo nợ thuế, quyết định cưỡng chế nợ trên hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS), gửi thông báo nợ thuế và quyết định cưỡng chế bằng phương thức điện tử.
Nhờ vậy, công tác thu hồi nợ đọng đạt được kết quả tích cực, tổng số thu hồi nợ thuế giai đoạn 2016-2020 đạt trên 184.274 tỷ đồng. Số tiền nợ thuế ngành Thuế quản lý tính đến cuối năm 2020 là 89.796 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tổng nợ có khả năng thu trên tổng thu năm 2020 ở mức 4%.
Người nộp thuế chây ỳ nợ vì Covid-19
Trong suốt thời gian qua, cơ quan Thuế đã tổ chức rà soát, phân loại theo từng nhóm nợ thuế, mức tiền nợ, thời gian nợ để áp dụng các biện pháp thu nợ phù hợp với từng đối tượng nợ thuế. Luật Quản lý thuế mới đã sửa đổi, bổ sung các quy định về cưỡng chế thu nợ thuế để tăng cường hiệu quả của các biện pháp cưỡng chế thuế. Nhờ vậy, việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế được áp dụng linh hoạt, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp có hiệu quả hơn để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thuế, từ năm 2020, do dịch Covid-19 bùng phát, thực hiện giãn cách xã hội, một số người nộp thuế không hợp tác với cơ quan Thuế trong công tác thu nợ thuế nên cơ quan Thuế cũng không thể áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế. Do vậy, cơ quan Thuế đã tập trung vào thực hiện các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản, cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh như kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, thu tài sản của đối tượng bị cưỡng chế gặp khó khăn, cơ quan Thuế không thực hiện được, người nộp thuế không còn tài sản, hay tài sản đã thế chấp tại các tổ chức tín dụng. Cơ quan Thuế cũng không đủ nhân lực, phương tiện để thực hiện mà đã phải phối hợp với các bộ, ngành và chính quyền địa phương để thực hiện.
Đặc biệt, một số khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của một số dự án do có vướng mắc chưa đi vào hoạt động, khai thác, chờ các địa phương giải phóng mặt bằng, giải quyết đền bù, tranh chấp, hoặc chờ phê duyệt phương án điều chỉnh mục đích sử dụng, điều chỉnh diện tích khai thác. Đối với những trường hợp này cơ quan Thuế đã quyết liệt đôn đốc, thành lập các đoàn công tác thu nợ thuế tại địa phương, nhưng các địa phương chưa xử lý dứt điểm để nợ tiền đất dây dưa kéo dài.
Tổng cục Thuế cũng thừa nhận vẫn còn một số tồn tại khó khắc phục trong công tác quản lý nợ thuế. Đó là tình trạng một số người nộp thuế sản xuất kinh doanh thua lỗ, không còn khả năng thanh toán, phải ngừng hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, giải thể, phá sản, đi khỏi địa chỉ sản xuất kinh doanh, không nộp được tiền thuế nợ làm cho nợ xấu, không còn có khả năng thu và tiền chậm nộp tăng lên. Hay như việc hiện nay chưa có quy định về các tội hình sự, trong đó có tội chây ỳ, cố tình nợ thuế dây dưa kéo dài. Đối với các trường hợp này, mặc dù cơ quan Thuế đã thực hiện hết các biện pháp thu nợ theo quy định nhưng vẫn không hiệu quả, dẫn đến hạn chế trong công tác thu hồi nợ đọng tiền thuế.
Thời gian tới, ngành Thuế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn trong việc thu hồi nợ đọng thuế. Công khai thông tin nợ thuế theo quy định để thu hồi nợ thuế, toàn ngành thuế tập trung đôn đốc thu các khoản nợ thuế có khả năng thu, xử lý các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các dự án còn nợ nghĩa vụ tài chính do chính quyền địa phương quản lý.
Tin liên quan
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tội phạm lĩnh tài chính trên không gian mạng ngày càng phức tạp
14:43 | 18/12/2024 An ninh XNK
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics