Phòng vệ thương mại đang là thách thức lớn cả thị trường trong nước và xuất khẩu
ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương |
Thưa ông, trong thời gian qua đã có nhiều mặt hàng XK của Việt Nam bị nước ngoài điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tham gia hàng loạt FTA thế hệ mới?
- Trong thời gian qua, có hiện tượng khi bị áp dụng biện pháp PVTM, các DN sản xuất chịu ảnh hưởng tìm cách khắc phục bằng việc chuyển sản xuất ra khỏi nước/nền kinh tế bị áp dụng biện pháp. Do có chính sách thuận lợi đối với đầu tư nước ngoài, Việt Nam là một trong những lựa chọn của các DN đó khi quyết định dịch chuyển sản xuất. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận năng lực sản xuất mới, XK từ Việt Nam tăng nhanh khiến Việt Nam dễ trở thành đối tượng theo dõi, điều tra áp dụng các biện pháp PVTM bổ sung của nước NK.
Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do các đối tác NK nghi ngờ hàng hóa chưa đáp ứng điều kiện “chuyển đổi đáng kể” tại Việt Nam. Đặc biệt, các nghi ngờ về hàng hóa của Việt Nam “chuyển đổi đáng kể” tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các mặt hàng đang bị áp thuế PVTM được XK với số lượng lớn, gia tăng đột biến sang các nước hoặc các mặt hàng bị nghi ngờ về năng lực sản xuất của Việt Nam.
Trong giai đoạn 2000 – 2016, đã có 15 vụ việc điều tra lẩn tránh thuế PVTM với hàng hóa XK của Việt Nam, trung bình 1 vụ/năm. Tuy nhiên, trong các năm 2017 và 2018, mỗi năm đã có 3 vụ việc được tiến hành khởi xướng điều tra. Dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng khi Việt Nam đã có những dấu hiệu về dịch chuyển đầu tư cũng như phạm vi, số lượng sản phẩm bị áp dụng biện pháp PVTM đang gia tăng.
Trong tình hình trên, nếu chúng ta không có các biện pháp tích cực để xử lý vấn đề lẩn tránh bất hợp pháp biện pháp PVTM, đặc biệt thông qua gian lận xuất xứ, thì có thể ảnh hưởng đến các DN, ngành hàng cụ thể, về lâu dài còn tác động tiêu cực tới sức cạnh tranh của cả nền kinh tế nhất là trong bối cảnh tham gia hàng loạt FTA có yêu cầu cao về xuất xứ. Trong bối cảnh xu thế bảo hộ đang gia tăng, đối với nhiều nhóm sản phẩm như thép, nhôm, nông sản, thủy sản…, để giảm thiểu khả năng bị áp dụng biện pháp PVTM cần có một chiến lược tổng thể, dài hạn trong việc phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng XK của Việt Nam.
Để ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa, thời gian qua Bộ Công Thương đã triển khai những giải pháp gì để bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế, bảo vệ lợi ích của các DN sản xuất, kinh doanh chân chính?
- Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai nhiều biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ. Cụ thể, ngay từ năm 2017, Bộ Công Thương đã xây dựng danh sách hàng hóa trong diện cảnh báo nguy cơ lẩn tránh thuế; phối hợp, gửi thông tin tới các cơ quan có liên quan (Hải quan, VCCI...) để tăng cường kiểm tra, theo dõi; phối hợp với cơ quan điều tra nước ngoài trong quá trình điều tra các vụ việc chống lẩn tránh thuế; tích cực tuyên truyền phổ biến các quy định về chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ; thường xuyên nghiên cứu, thông tin cho DN những thay đổi pháp lý liên quan đến điều tra lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ của nước ngoài.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa đối với các vụ việc lốp ô tô, thép cán mạ phủ sơn, tôm, pin mặt trời XK sang EU; nhôm, gỗ dán, thép cuộn cán nguội, thép chống ăn mòn, gạch men... Trong các vụ việc này, sau khi kiểm tra các trường hợp nghi vấn, làm rõ thông tin, Bộ đã có các kiến nghị và chuyển các đơn vị liên quan xử lý; đồng thời, tích cực phối hợp với các cơ quan điều tra của Hoa Kỳ (DOC), EU (OLAF) trong tất cả các vụ việc điều tra.
Thời gian gần đây các lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ việc hàng hóa nước ngoài giả mạo xuất xứ Việt Nam để lẩn tránh các biện pháp PVTM. Liệu có giải pháp nào để xử lý triệt để vấn đề này, thưa ông?
- Thời gian qua mặc dù các bộ, ngành đã nỗ lực trong cảnh báo hành vi lẩn tránh, siết chặt quản lý, giám sát, nhưng cho tới nay, nguy cơ lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ vẫn đang gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang, Việt Nam tham gia nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA.
Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04/7/2019 ban hành Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Đề án đề ra 2 nhóm mục tiêu chính gồm Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động XK, NK, đầu tư nước ngoài thông qua 3 nhóm biện pháp chính: Cảnh báo sớm, ngăn ngừa các hành vi lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ một cách có chọn lọc; đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ hàng hóa thông qua tăng cường hiệu quả của công tác cấp và kiểm tra C/O, tăng cường kiểm tra đấu tranh với các hành vi gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước thông qua hoàn thiện quy định xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư nước ngoài, quản lý các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ.
Bên cạnh đó, tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về chống lẩn tránh, xuất xứ, hải quan thông qua 5 nhóm biện pháp chính gồm: Nâng cao khả năng phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng DN, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định về quy tắc xuất xứ, chống lẩn tránh, nguy cơ bị các nước áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, tăng cường khả năng ứng phó của các ngành, cộng đồng DN; phối hợp, hợp tác với các nước liên quan trong việc ngăn chặn các hành vi lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ; ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh, gian lận xuất xứ.
Ngay sau khi Đề án được ban hành, Bộ Công Thương đã quyết liệt triển khai, bao gồm: Ban hành Quyết định số 2094A/QĐ-BCT ngày 15/7/2019 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương; gửi công văn đề nghị các bộ, ngành địa phương phối hợp, xây dựng kế hoạch triển khai; Ban hành Quyết định số 2092/QĐ-BCT ngày 12/7/2019 thành lập Tổ công tác liên ngành về phòng chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ hàng hóa; xây dựng danh mục cập nhật hàng hóa cảnh báo sớm theo Đề án; yêu cầu các Cục Quản lý thị trường tại địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các mặt hàng có nguy cơ lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ; họp với các Bộ, ngành liên quan để xây dựng cơ chế phối hợp, triển khai.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
19:18 | 23/12/2024 Thông báo
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics