Phong trào thi đua miền Bắc tiếp lửa cho miền Nam
Thanh niên miền Bắc hăng hái lên đường chiến đấu. |
Nguồn nhân lực, vật lực từ miền Bắc bất chấp bom đạn của kẻ thù kịp thời chi viện cho tiền tuyến miền Nam. |
Không khí thi đua sôi nổi
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, đất nước ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Vừa chiến đấu chống Mỹ - Ngụy ở miền Nam, vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu phương lớn cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ. Hai nhiệm vụ chiến lược này thực hiện theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III năm 1960.
Năm 1964 - 1965, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn miền Nam, tiến hành đánh phá miền Bắc Việt Nam. Với tinh thần cả nước là một chiến trường, thanh niên, học sinh, sinh viên ở miền Bắc ngoài việc học tập và sẵn sàng phục vụ xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa thì luôn có nguyện vọng sẵn sàng chi viện cho miền Nam đánh Mỹ.
Trong quá trình xây dựng hậu phương miền Bắc, nhằm động viên, cổ vũ mọi người tự giác cống hiến công sức, của cải cho cách mạng, Đảng và Chính phủ đã phát động nhiều cuộc vận động chính trị, phong trào thi đua yêu nước, nhất là sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh hiệu triệu “Vì miền Nam ruột thịt, mỗi người làm việc bằng hai”. Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi giới đều có những phong trào thi đua riêng, như: Thanh niên “ba sẵn sàng", phụ nữ “ba đảm đang”, nông dân “tay cày tay súng”, công nhân “tay búa tay súng”, học sinh làm “nghìn việc tốt chống Mỹ”..., các khẩu hiệu hành động: “Tất cả vì đồng bào miền Nam ruột thịt”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” xuất hiện ở mọi nơi trên miền Bắc, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược; qua đó, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong mọi hoạt động. Hàng triệu thanh niên sẵn sàng lên đường nhập quân ngũ hoặc tham gia thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, mọi người vừa tích cực lao động vừa dũng cảm chiến đấu.
Hòa mình trong không khí thi đua của miền Bắc, các thanh thiếu niên Hà Nội đã hăng hái thi đua, lao động sản xuất. Bà Phạm Thị Tuyết, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân La nhớ lại: “Những năm 1965, khi được kết nạp vào Đoàn, tôi cùng với các bạn thiếu niên ở xã Xuân Đỉnh (Hà Nội) tham gia các phong trào tuần tra du kích để bảo vệ xóm làng, dân quân du kích… để tập làm quen việc chiến đấu và làm quen với cây súng và khi miền Nam cần thì những thanh niên miền Bắc có thể sẵn sàng lên đường nhập ngũ”.
Cũng theo bà Tuyết, không chỉ gây chiến tranh ở miền Nam, giặc Mỹ còn liên tục ném bom bắn phá miền Bắc để cắt đứt nguồn chi viện cho miền Nam. Thời kỳ đó, miền Bắc vừa làm nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa, vừa thi đua sản xuất để đủ lương thực chi viện cho miền Nam. “Thanh niên khỏe mạnh đã lên đường vào Nam chiến đấu, ở miền Bắc chỉ còn lại phụ nữ, người già và trẻ em nên mọi hoạt động sản xuất đều do phụ nữ gánh vác. Không những thế, giặc Mỹ liên tục bắn phá miền Bắc nên hoạt động thi đua sản xuất bắt đầu từ 3 giờ sáng hàng ngày”, bà Tuyết nhớ lại.
Mặc dù, khi đó cả miền Bắc đang tập trung chi viện cho tiền tuyến nhưng phong trào học tập để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng được phát động mạnh mẽ. Là một nhà giáo trải qua thời kỳ chiến tranh, bà Tuyết không thể quên hình ảnh lán học hình chữ A, chiếc mũ rơm và đường giao thông hào đào quanh lớp học. “Do giặc Mỹ tập trung bắn phá Hà Nội, nên các lớp học được sơ tán về các địa phương lân cận và giáo viên cũng phải đi theo để dạy học cho các em. Khi đó, các giáo viên phải tự tay dựng lán học cho các em học sinh và tham gia các hoạt động sản xuất ở địa phương”, bà Tuyết nhớ lại.
Phong trào thi đua diễn ra sôi nổi ở nhiều đơn vị, cơ quan, xí nghiệp trên toàn miền Bắc Ảnh: Tư liệu. |
Vào Nam chiến đấu là lý tưởng sống
Những năm 60, miền Bắc luôn sẵn sàng chi viện cho miền Nam sức người, sức của. Do vậy, đã có nhiều tri thức xếp bút nghiên lên đường vào Nam chiến đấu và đã có người đã không trở về. Nhớ lại người đồng nghiệp đã hy sinh ở chiến trường miền Nam, bà Tuyết kể: “Toàn miền Bắc hô cao khẩu hiệu ‘thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người’, nên nhiều thầy giáo, học sinh, sinh viên đã gác công việc của mình để lên đường vào Nam chiến đấu. Một đồng nghiệp nam cũng đã giao lại nhiệm vụ dạy học cho chúng tôi để vào Nam cầm súng chiến đấu và đã hy sinh ở chiến trường miền Nam. Anh đã cùng với nhiều đồng đội chiến đấu để đất nước được vẹn tròn như ngày hôm nay”.
Dù biết ra trận sẽ có hy sinh, mất mát nhưng đối với thanh niên miền Bắc khi đó thì đi bộ đội, được cầm súng chiến đấu với kẻ thù là một lý tưởng sống. Để được vào Nam chiến đấu, được sống với lý tưởng của mình, nhiều thanh niên, học sinh miền Bắc đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ bằng máu với mong muốn được xã, huyện phê duyệt đơn nhập ngũ. Ông Trần Đình Hưng, nguyên Giám đốc Đài Truyền hình Bắc Giang đã xếp bút nghiên khi mới là sinh viên năm 3 trường Đại học Tổng hợp Hà Nội chia sẻ: “Câu thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật ‘Đường ra trận mùa này đẹp lắm’ mô tả đúng với cảm xúc của những thanh niên lên đường nhập ngũ lúc bây giờ. Mặc dù, vào Nam chiến đấu là khốc liệt, gian khổ nhưng đối với thanh niên chúng tôi lại cảm thấy đường ra trận đẹp. Bởi được cầm súng chiến đấu với kẻ thù là lý tưởng sống của tất cả người dân miền Bắc. Những năm tháng đó, sau khi học hết năm 3 hoặc năm cuối đại học, nhiều sinh viên đã tình nguyện vào Nam chiến đấu. Không chỉ có sinh viên, nhiều học sinh, nông dân, công nhân cũng đã vào Nam chiến đấu. Khi đó, quân đội là một trường đại học lớn nhất, với đủ các ngành nghề, đủ các thành phần tạo nên sức mạnh to lớn để thúc đẩy giải phóng miền Nam”.
Theo ông Hưng, khi nhập ngũ, bộ đội không chỉ có mỗi nhiệm vụ cầm súng đánh giặc mà còn nhiều nhiệm vụ khác như nấu cơm, trông giữ lương thực… Đó đều là các nhiệm vụ đáng tự hào, nhưng đồng chí nào được phân công vào nhiệm vụ nấu cơm hay phát quân lượng thì sẽ cảm thấy rất buồn. Bởi tất cả chiến sĩ đều mong muốn được cầm súng ra trận để chiến đấu với kẻ thù, mặc dù biết ra trận là sẽ hy sinh và bị thương.
Những năm tháng chiến tranh có nhiều người đã mãi nằm lại chiến trường, nhưng đối với các gia đình miền Bắc có người đi bộ đội là niềm tự hào, hãnh diện. “Những năm 60, miền Bắc luôn hô cao khẩu hiệu ‘Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh’, do vậy, thanh niên trai tráng không đi bộ đội sẽ lạc lõng với thời cuộc. Đặc biệt, những thanh niên nào không đủ tiêu chuẩn bị bộ đội sẽ cảm thấy hụt hẫng và có phần tiếc nuối”, ông Hưng chia sẻ.
Lên đường vào Nam chiến đấu đã trở thành lý tưởng sống của tất cả thanh niên miền Bắc lúc bấy giờ. Lý tưởng đó thể hiện tình cảm của người dân miền Bắc với miền Nam ruột thịt, họ có thể hy sinh, có thể mất đi một phần cơ thể nhưng quyết không để đất nước chia cắt. Bằng sự quyết tâm và sự đoàn kết, dưới sự dẫn đường của Đảng, Bắc, Nam đã được sum họp một nhà trong mùa xuân Đại thắng 1975.
Tin liên quan
Vinamilk góp thêm 1, nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
16:34 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan TPHCM tổ chức giao hữu bóng đá quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc
10:08 | 23/09/2024 Hải quan
Samsung Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ
14:52 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
06:35 | 05/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
15:39 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
07:34 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
06:29 | 01/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
15:31 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
15:13 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương
14:25 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Qua thời... nhà mặt phố?
08:07 | 30/12/2024 Người quan sát
Bánh chưng làng
09:45 | 29/12/2024 Người quan sát
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
29 "Thương hiệu vàng TPHCM" đóng góp cho NSNN gần 11.000 tỷ đồng
Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Tổng cục Hải quan bàn giao 20 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo tại Tây Ninh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics