Phòng chống Covid-19: Cần nhất là ý thức của người dân
Nguy cơ dịch Covid-19 lây ra các địa phương khác là rất lớn vì đã có hơn 1,4 triệu người tới Đà Nẵng trong tháng 7/2020. |
Lây lan nhanh tại cộng đồng
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy từ ngày ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên tại Đà Nẵng (24/7), Việt Nam đã có tổng cộng 174 ca mắc, riêng trong ngày 31/7 đạt mức kỷ lục với 82 trường hợp. Đáng lo ngại hơn Việt Nam đã có 6 người tử vong do Covid-19. Các chuyên gia y tế đều rất lo lắng khi đợt dịch này tại Việt Nam, tình trạng lây lan rất nhanh và mức độ cũng nguy hiểm hơn hẳn đợt dịch hồi đầu tháng 3/2020.
Chưa kể, theo thừa nhận của quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tại Đà Nẵng dịch đã xuất hiện từ đầu tháng 7. Thống kê sơ bộ, từ 1 đến ngày 29/7 có khoảng 1,4 triệu người tới Đà Nẵng, những người này đã trở về các địa phương, trong đó có khoảng 800.000 người đã đi đến khu vực 3 bệnh viện TP Đà Nẵng và khoảng 46.000 người đến đây khám. Nguy cơ mắc dịch đặc biệt cao ở các địa phương có số lượng lớn người đi du lịch Đà Nẵng.
Theo đó, chỉ trong vòng 10 ngày, ngoài Đà Nẵng đã có hàng loạt địa phương khác có ca mắc như Hà Nội, TPHCM, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Hà Nam, Đắc Lắk, Thái Bình.
“Các trường hợp mắc bệnh ngoài cộng đồng đều có yếu tố liên quan đến ổ dịch bệnh viện TP Đà Nẵng. Ngành Y tế đã cố gắng điều tra nhưng chưa tìm hiểu được mối liên quan đến ổ dịch ở Đà Nẵng. Việc truy vết F0 không có tính khả thi. Dự đoán có một số ổ dịch trong cộng đồng đã tồn tại và có thể tiếp tục lây nhiễm", quyền Bộ trưởng Bộ Y tế lo ngại.
Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng thông tin, tính đến chiều 2/8, ngành Y tế Đà Nẵng đã xác định được hơn 7.300 người thuộc diện F1, gần 5.500 F2 liên quan đến các trường hợp nhiễm nCoV.
Đà Nẵng đã tiến hành cách ly hơn 4.400 trường hợp tại các cơ sở y tế; 4.000 trường hợp tại khu cách ly tập trung; 4.300 trường hợp tại nhà; 554 trường hợp nhập cảnh. Tổng số mẫu xét nghiệm đã thực hiện từ ngày 25/7 đến chiều 2/8 là gần 8.500, trong đó có 105 mẫu xét nghiệm dương tính nCoV.
Như vậy vẫn còn lượng lớn các mẫu kịp xét nghiệm, dự báo số ca mắc Covid-19 tại địa phương này còn tăng nhanh thời gian tới. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh tại cộng đồng và tại các địa phương khác cũng sẽ tăng.
Tại Hà Nội, nơi có khoảng gần 800.000 người đến Đà Nẵng trong tháng 7, chính quyền TP đã khẩn cấp tiến hành test nhanh cho hơn 50.000 người thuộc đối tượng này và sẽ tiếp tục xét nghiệm thời gian tới; nếu trường hợp dương tính sẽ tiến hành xét nghiệm khẳng định PCR.
Chủ động phòng dịch
Qua tìm hiểu phóng viên được biết, những ngày vừa qua tại Thủ đô Hà Nội, không chỉ có những người trở về từ Đà Nẵng mà còn cả những thành viên khác trong gia đình, những người tiếp xúc gần với người trở về từ Đà Nẵng cũng đi xét nghiệm nhanh Covid-19. Do vậy số lượng người đến xét nghiệm vượt quá số liệu thống kê của ngành Y tế dẫn đến thiếu cục bộ dụng cụ xét nghiệm.
Phân tích về thực tế nêu trên, phát biểu chỉ đạo tại phiên họp Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, việc người dân chủ động khai báo y tế, đi xét nghiệm nhanh Covid-19 cho thấy người dân đã có ý thức phòng dịch, tự giác bảo vệ sức khoẻ bản thân và những người xung quanh.
Về phía chính quyền, trong những ngày gần đây, công tác điều tra, khoanh vùng dập dịch, cùng tinh thần chống dịch ở các địa phương đã được nâng cao. Nhiều địa phương đã đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm với những người có nguy cơ.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng sở dĩ Việt Nam đang phải đối diện với tình trạng khẩn cấp do dịch Covid-19 gây ra là do nhiều ngày liên tiếp chúng ta không có ca bệnh trong cộng đồng khiến chúng ta có phần mất cảnh giác, thậm chí lơ là, chủ quan với dịch Covid-19.
"Tôi thấy nhiều người phản ứng thái quá với cán bộ an ninh, tiếp viên hàng không khi được yêu cầu sử dụng khẩu trang suốt chuyến bay. Ngay cả khi vào bệnh viện thăm người ốm, họ cũng không đeo khẩu trang. Điều đó cho thấy thái độ và tinh thần phòng dịch chưa cao", PGS Nga nói.
Một số bệnh viện cũng chủ quan, chưa thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. "Nhân viên y tế phải đảm bảo an toàn cho mình và buộc mọi người tuân thủ việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giãn cách. Thực tế, những nhân viên công tác tại khoa lây nhiễm ít mắc bệnh hơn vì họ luôn đề phòng", nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng phân tích.
Chuyên gia này cho rằng Đà Nẵng sẽ là bài học rất lớn, giúp các cơ sở y tế phải cảnh giác. Đồng thời, người dân phải coi đây là bệnh dịch thường trực. Khi người bệnh sốt, bác sỹ cần đề nghị làm xét nghiệm chẩn đoán Covid-19, bên cạnh sốt xuất huyết hay cảm cúm. Như vậy, chúng ta sẽ hạn chế việc để lọt ca bệnh ra ngoài và đi đến nhiều cơ sở y tế khác.
Khuyến cáo người dân các biện pháp chống dịch, ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng, Bộ Y tế cho rằng, điểm nổi bật trong công tác phòng chống dịch những ngày qua là chúng ta đang dồn lực để xử lý những điểm nóng, tuy nhiên cần hết sức chú ý đến nền dự phòng bởi mỗi người dân là một chiến sỹ chống dịch, nhưng hiện nhiều người có biểu hiện chủ quan. Do vậy, chúng ta cần nâng mức đề phòng của toàn xã hội. Mỗi người dân đều phải chủ động phòng dịch, thay vì thụ động, xảy ra cái gì làm cái đó.
Cũng theo ông Phu, cơ quan quản lý cần tiến hành rà soát, phân loại để cho phép cách ly trường hợp F1 tại nhà (nếu đủ điều kiện); khu vực dân cư nào có đông trường hợp F1 thì tiến hành phong tỏa cả khu; lấy mẫu sớm trường hợp F1 để xét nghiệm; khẩn trương hoàn thành bệnh viện dã chiến để điều trị các ca bệnh nhẹ…
Các chuyên gia y tế nhấn mạnh tinh thần không được chủ quan, không chỉ từng người dân mà cả hệ thống phải vào cuộc. Bên cạnh việc dồn lực dập dịch ở Đà Nẵng, các chuyên gia cũng đề xuất phải siết lại kỷ cương trong công tác phòng, chống dịch. Trước hết lực lượng Biên phòng và Công an quản lý thật chặt người nhập cảnh. Ngành Y tế cũng phải tiến hành rà toàn bộ số người già, người bệnh nền, người yếu thế; siết chặt việc bảo đảm vệ sinh an toàn dịch tễ, phòng chống nhiễm khuẩn trong các bệnh viện, phải "phòng thủ thật chặt", nhất là với những khoa, những nơi đang điều trị nhiều bệnh nhân nặng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm các quy định, khuyến cáo về phòng, chống dịch; đề nghị chính quyền các địa phương xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm. Mỗi người dân phải có trách nhiệm với cộng đồng trong phòng, chống dịch. |
Tin liên quan
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 thành công tốt đẹp
11:20 | 14/11/2023 Tài chính
“Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
07:48 | 21/07/2023 Người quan sát
Nguồn lực 230.000 tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19 đã được sử dụng ra sao?
20:07 | 29/05/2023 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics