Phối hợp ngăn ngừa tội phạm về động vật hoang dã
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV). |
Bà có đánh giá như thế nào về công tác ngăn chặn và xử lý tội phạm về động vật hoang dã của ngành Hải quan nói riêng và các ngành chức năng của Việt Nam nói chung trong thời gian qua?
ENV đánh giá rất cao và hoan nghênh những nỗ lực của các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành Hải quan và cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã trên cả nước những năm vừa qua. Các cơ quan chức năng đã có những chuyển biến đáng kể trong công tác xử lý đối với tội phạm về động vật hoang dã, thể hiện ở sự quan tâm nhiều hơn, quyết tâm lớn hơn trong việc xử lý loại tội phạm này.
Chỉ tính riêng trong năm 2021, ENV đã ghi nhận 144 vụ án vi phạm về động vật hoang dã bị phát hiện, trong đó 133 vụ án bắt giữ được các đối tượng liên quan, chiếm 92,4% trên tổng số các vụ án vi phạm về động vật hoang dã. Đến nay, hơn 60% vụ án có đối tượng bị phát hiện trong năm 2021 đã truy cứu trách nhiệm hình sự các đối tượng phạm tội.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục bị đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ cũng như là điểm trung chuyển động vật hoang dã lớn trên thế giới. Theo số liệu thống kê của ENV, từ năm 2018 đến nay đã có hơn 60 tấn động vật hoang dã bị vận chuyển trái phép qua các khu vực cảng biển vào Việt Nam để tiêu thụ hoặc trung chuyển đi nước khác.
ENV hy vọng trong thời gian tới các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ quan tâm xử lý triệt để đối với tội phạm về động vật hoang dã. Vì lợi nhuận từ hoạt động buôn bán động vật hoang dã là rất lớn và chỉ khi chúng ta có thể xử lý được các đường dây, các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép về Việt Nam mới có thể góp phần triệt tiêu những đường dây này và ngăn chặn loại tội phạm về động vật hoang dã, cũng như góp phần bảo vệ động vật hoang dã.
Việc điều tra, bắt giữ và xử lý những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán động vật hoang dã quy mô lớn có yếu tố xuyên quốc gia là việc không hề dễ dàng, ENV có giải pháp gì để hỗ trợ các cơ quan chức năng trong công tác này hay không?
Thời gian qua thông qua cơ sở dữ liệu vi phạm về động vật hoang dã của mình, ENV cũng đã nhìn ra được các xu hướng, thậm chí là có thể xác định được các đường dây, đối tượng cầm đầu của các đường dây buôn bán động vật hoang dã. Toàn bộ thông tin này đã được ENV cung cấp cho cơ quan chức năng và thời gian tới ENV cũng sẽ tiếp tục tổng hợp, tập hợp các thông tin cung cấp đầy đủ cho các cơ quan chức năng với hy vọng các cơ quan chức năng sẽ sử dụng những nguồn tin ban đầu này để có thể tiếp tục những điều tra chuyên sâu, xử lý các đối tượng buôn bán động vật hoang dã.
Có thể chúng ta không xem xét xử lý các đối tượng này với các quy định liên quan đến động vật hoang dã mà có thể nghiên cứu sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác như pháp luật về rửa tiền cho phép khởi tố các đối tượng chuyển hoặc rửa tiền thông qua các DN hợp pháp. Bên cạnh đó, pháp luật về trốn thuế cho phép khởi tố những đối tượng có thu nhập đáng kể hoặc tài sản không phản ánh đúng thu nhập chịu thuế; pháp luật về gian lận trong kinh doanh nghiêm cấm các DN hoạt động với mục đích “trá hình” cho hoạt động phạm tội. Cùng với đó là các biện pháp kiểm soát hàng hóa của ngành Hải quan để có thể xử lý triệt để các đối tượng, các đường dây buôn bán động vật hoang dã.
Tôi cho rằng thời gian tới chúng ta vẫn phải tiếp tục có những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những đối tượng buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt, nếu chúng ta có thể tập trung xử lý hiệu quả các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán động vật hoang dã lớn thì sẽ là minh chứng lớn nhất để thể hiện quyết tâm của Việt Nam và khẳng định với quốc tế về tinh thần không khoan nhượng với loại tội phạm này của Việt Nam.
Riêng đối với công tác kiểm soát của ngành Hải quan, bà có góp ý gì để giúp nâng cao hiệu quả của việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý tội phạm về động vật hoang dã?
Dù cơ quan Hải quan đã có rất nhiều nỗ lực trong việc phát hiện các đối tượng buôn bán động vật hoang dã, nhưng vẫn có một số hạn chế do cơ quan Hải quan chỉ được thực hiện các bước điều tra ban đầu mà không phải các điều tra chuyên sâu về sau để xác định các đối tượng phạm tội cũng như truy cứu trách nhiệm hình sự các đối tượng phạm tội.
Tôi cho rằng, việc phối hợp giữa cơ quan Hải quan với cơ quan Công an cần được nâng cao hơn ngay từ khâu bắt giữ ban đầu. Thậm chí, khi tiếp nhận nguồn thông tin ban đầu, Hải quan có thể phối hợp với Công an để có thể chưa thực hiện bắt giữ ngay ở khâu thông quan nhằm tránh việc các đối tượng xóa dấu vết, "bứt dây động rừng". Lúc này, có thể áp dụng biện pháp kiểm soát và cho lô hàng qua khỏi khu vực quản lý hải quan, thực hiện thủ tục hải quan như bình thường, sau đó phối hợp với các lực lượng khác để thực hiện bắt giữ, qua đó giúp xử lý hiệu quả hơn các đối tượng buôn bán động vật hoang dã.
Về việc thực hiện quản lý rủi ro của ngành Hải quan, hiện rất nhiều loại hàng từ châu Phi về Việt Nam đều bị phân luồng Đỏ, do đó các đối tượng đã tìm nhiều cách để thay đổi điểm xuất phát của hàng hóa. Thay vì vận chuyển trực tiếp từ các quốc gia châu Phi về Việt Nam, các đối tượng lại vận chuyển đến một địa điểm khác như Malaysia hay Singapore rồi mới chuyển đến Việt Nam, làm thay đổi điểm đi ban đầu và khiến cho công tác quản lý rủi ro của ngành Hải quan gặp khó khăn. Nhưng tôi nghĩ với những thủ đoạn đó, cơ quan Hải quan sẽ sớm có những giải pháp cho vấn đề này để có thể xử lý loại tội phạm về động vật hoang dã.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
19:18 | 23/12/2024 Thông báo
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
14:31 | 23/12/2024 An ninh XNK
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
13:22 | 23/12/2024 An ninh XNK
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
10:43 | 22/12/2024 An ninh XNK
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
10:29 | 22/12/2024 An ninh XNK
Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo
06:54 | 22/12/2024 An ninh XNK
Hơn 2 năm lần theo đường dây ma túy “khủng”
09:50 | 21/12/2024 An ninh XNK
Hành trình triệt phá đường dây vận chuyển 2 tấn ma túy xuyên quốc gia
16:11 | 20/12/2024 An ninh XNK
Trung tướng Nguyễn Văn Viện: Xác định được những cơ sở sản xuất ma tuý quy mô công nghiệp
14:22 | 20/12/2024 An ninh XNK
Đồng Tháp tiêu hủy trên 120.000 bao thuốc lá lậu
14:12 | 19/12/2024 An ninh XNK
Tội phạm lĩnh tài chính trên không gian mạng ngày càng phức tạp
14:43 | 18/12/2024 An ninh XNK
Ưu tiên chống hàng giả trên thương mại điện tử
09:14 | 18/12/2024 An ninh XNK
Tăng cường chống buôn lậu đối với hàng hóa mua bán qua thương mại điện tử
09:11 | 18/12/2024 An ninh XNK
Bắt ô tô vận chuyển gần 400 kg pháo lậu
08:48 | 18/12/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics