Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: 2 năm tái cơ cấu tạo dư địa cho linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ
Tạo không gian tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh từ kinh tế số Nối dài các chính sách tài chính hỗ trợ phục hồi nền kinh tế Thúc đẩy các động lực, tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trả lời chất vấn tại Quốc hội. Ảnh: VGP |
Tháo rào cản, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế
Gửi câu hỏi chất vấn đến Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn Bình Phước) cho biết, cơ cấu lại nền kinh tế là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện và kết quả đạt được còn hạn chế. Đến nay còn 28/102 nhiệm vụ đang hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 21/30 chỉ tiêu khó đạt mục tiêu đề ra. Vì thế, đại biểu đề nghị làm rõ về trách nhiệm và tiến trình thực hiện các nhiệm vụ.
Trả lời chất vấn, về tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện theo các chủ trương của Đảng, Quốc hội, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ đã có nghị quyết ban hành chương trình hành động, trong đó nêu rõ 14 mục tiêu, xác định cụ thể 102 nhiệm vụ, giải pháp, trên cơ sở đó, các bộ ngành, địa phương đã tập trung tổ chức triển khai thực hiện.
Theo Phó Thủ tướng, đây là chương trình được thực hiện trong 5 năm, mới triển khai được 2 năm nên nhiều nội dung chưa hoàn thành toàn bộ. Hiện đã có 37 nhiệm vụ đã hoàn thành và đã có văn bản; 28 nhiệm vụ đang triển khai, đang hoàn thiện trình cấp thẩm quyền phê duyệt; 37 nhiệm vụ đang triển khai theo kế hoạch.
Tuy nhiên, nhiều mục tiêu, chính sách đã phát huy tác dụng như: tạo dư địa cho chính sách tài khóa và tiền tệ được sử dụng linh hoạt, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng…
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, về tài chính, các loại thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục được phát triển. Vừa qua đã khai trương trung tâm giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Đối với thị trường chứng khoán, hiện đang phấn đấu nâng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Đồng thời, cả nước cũng tiếp tục phát triển lực lượng doanh nghiệp theo mục tiêu đề ra; từng bước đạt được nhiều mục tiêu khác về cơ sở hạ tầng, hạ tầng giao thông cũng có sự phát triển mạnh mẽ...
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng thẳng thắn thừa nhận còn một số chỉ tiêu chưa đạt, cần phải nỗ lực, phấn đấu thực hiện trong thời gian tới như chỉ tiêu tăng năng suất lao động, tỷ trọng chi cho khoa học công nghệ… Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng chưa có nhiều thay đổi đáng kể.
Do đó, Phó Thủ tướng cho biết, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật để tháo gỡ các rào cản, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm. Cùng với đó là thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển lực lượng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong nước. Tập trung phát huy vai trò dẫn dắt đổi mới mô hình tăng trưởng của các đô thị lớn, các cực tăng trưởng, thúc đẩy tăng năng suất lao động...
Rà soát, tăng trách nhiệm người đứng đầu trong cổ phần hóa
Liên quan đến công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá, kể cả trong nhiệm kỳ trước và nửa nhiệm kỳ này, việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm. Theo Phó Thủ tướng, nguyên nhân đến từ bất ổn của thị trường tài chính trong nước, đặc biệt là tác động của đại dịch khiến nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư bị hạn chế.
Mặt khác, theo Phó Thủ tướng, các doanh nghiệp còn lại chưa cổ phần hóa là những doanh nghiệp khó khăn trong thực hiện. Đặc biệt, việc chậm trễ còn do các trình tự, thủ tục, các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này rất phức tạp….
Vì thế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn. Trong đó cần tiếp tục rà soát, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu liên quan tới cổ phần hóa, đặc biệt là các đại diện chủ sở hữu, các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái thẳng thắn đánh giá, việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm. Ảnh: Quochoi.vn |
Về việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong thực hiện quy định của pháp luật tiết kiệm, chống lãng phí, theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Quốc hội đã có giám sát và ban hành Nghị quyết 74/2022/QH15, ngày 15/11/2022 của Quốc hội. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã có Chương trình hành động, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhìn nhận, kết quả triển khai của các bộ ngành chưa được như mong muốn. Nên thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương có liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp đã đề ra; đồng thời xử lý những vi phạm, tồn tại để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí được thực hiện hiệu quả.
Liên quan đến những vướng mắc, bất đồng trong việc sử dụng kinh phí của chi thường xuyên hay chi đầu tư cho cải tạo, nâng cấp, mở rộng xây dựng các hạng mục, Phó Thủ tướng Lê Minh Khai đề nghị Chủ tịch Quốc hội với Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, qua đó có đề xuất tổng thể nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Quan tâm bố trí nguồn lực NSNN cho giáo dục, văn hóa Tại phiên chất vấn, đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn Bình Phước) nêu, NSNN cho các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa còn thấp; việc phân bổ còn dàn trải, cào bằng, thực hiện cơ chế đặt hàng còn hạn chế. Nên đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng chỉ có nguyên nhân và nhiệm vụ để cơ cấu lại, đổi mới việc phân bổ, sử dụng NSNN phù hợp. Trả lời đại biểu, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm, bố trí nguồn lực cho những lĩnh vực này. Theo quy định hiện hành, phải dành 20% tổng chi ngân sách để bố trí cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Thực tế, bình quân hàng năm, chúng ta cũng đã bố trí khoảng 14,7% tổng chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo. Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cùng bố trí khoảng 3,7% tổng chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. Chính phủ cũng quan tâm, dành nguồn lực bố trí cho lĩnh vực văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa, như đã bố trí gần 2.000 tỷ đồng để tu bổ các di tích lịch sử, văn hóa... Phó Thủ tướng nhận định, nguồn lực NSNN còn chưa đáp ứng được nhu cầu và còn tình trạng dàn trải. Vì thế, thời gian tới, Chính phủ sẽ quan tâm bố trí nguồn lực NSNN cho 2 lĩnh vực giáo dục và đào tạo, văn hóa; đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, hợp tác công tư để huy động xã hội hóa... Chính phủ đã khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng văn hóa và tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính và nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư trong lĩnh vực này. |
Tin liên quan
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng TW Đảng
09:21 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
09:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics