Phát triển cà phê đặc sản để nâng cao giá trị và danh tiếng cho cà phê Việt
Quảng bá thương hiệu để thúc đẩy sự lớn mạnh của ngành cà phê – trà Việt Nam Giải pháp giữ vững đà tăng trưởng cho xuất khẩu cà phê Giữ uy tín cho cà phê Việt Nam khi giá tăng cao |
Cà phê đặc sản mang lại giá trị vượt trội so với cà phê thương mại. Ảnh: TL |
Chuyển từ lượng sang chất
Thông tin do Công ty CP Phúc Sinh công bố mới đây đã cho thấy tín hiệu tích cực cho ngành hàng cà phê đặc sản của Việt Nam. Sản phẩm cà phê đặc sản của Phúc Sinh đã “cháy hàng” chỉ sau 2 ngày ra mắt tại một sự kiện về cà phê đặc sản tại Chicago, dù giá bán lên tới 14 USD/250gr. Điều này đã góp phần khẳng định chất lượng của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam nắm giữ vị trí thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê, chỉ sau Brazil. Nhưng chính điều này đã biến Việt Nam trở thành nơi cung cấp cà phê với số lượng lớn trong mắt các nhà mua hàng thế giới, trong khi yếu tố chất lượng, đặc biệt là phân khúc cà phê đặc sản gần như bị lãng quên.
Ông Nguyễn Tấn Vinh, Giám đốc Công ty TNHH K-Pan, chuyên gia rang và pha chế thủ công cho biết, cà phê đặc sản là loại cà phê từ vùng trồng có điều kiện tự nhiên cùng với quy trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến đặc biệt, khi thử nếm có hương vị riêng và đạt từ 80 điểm trở lên (thang điểm 100) theo tiêu chuẩn, quy trình đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện Chất lượng cà phê thế giới (CQI). |
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh cho biết, khi nhắc đến cà phê đặc sản của Việt Nam, nhiều khách hàng quốc tế đã rất ngạc nhiên, thậm chí có người còn khẳng định rằng Việt Nam không có cà phê đặc sản. Chính điều này đã thôi thúc Phúc Sinh kiên trì tìm hiểu và phát triển các sản phẩm cà phê đặc sản.
Chia sẻ về sự phát triển của ngành sản xuất cà phê đặc sản tại Việt Nam, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, khoảng từ năm 2013-2014, cà phê đặc sản bắt đầu được nhập khẩu về Việt Nam để bán trong một số cửa hàng, quán cà phê. Đến năm 2019, việc sản xuất cà phê đặc sản tại Việt Nam mới thực sự đi vào chuẩn hóa và được chấm điểm bằng việc tổ chức cuộc thi Cà phê đặc sản của UBND tỉnh Đắk Lắk và Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột. Từ đó đến nay, cuộc thi ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng khi thu hút nhiều DN, trang trại, hợp tác xã tham gia và số lượng mẫu được công nhận là cà phê đặc sản cũng ngày càng tăng lên. Nếu như trong lần tổ chức đầu tiên vào năm 2019, chỉ có 30 mẫu đạt tiêu chuẩn đặc sản thì trong năm 2024, số mẫu đạt đã tăng lên con số 129.
Ông Minh cho biết, cuộc thi Cà phê đặc sản được tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu tạo dấu ấn để góp phần chuyển đổi ngành cà phê Việt Nam từ số lượng sang chất lượng và mang tính dẫn dắt để nâng cao chất lượng toàn ngành cà phê. “Khi nhìn vào Việt Nam, thế giới sẽ không xem cà phê Việt Nam là phẩm cấp thấp nữa, mà có những sản phẩm chất lượng rất ngon, đạt tiêu chuẩn thế giới, sản lượng ít nhưng giá trị rất cao, gấp 3-5 lần cà phê thương mại” – ông Minh chia sẻ. Cụ thể, ở thời điểm hiện tại, khi giá cà phê bình quân đang ở mức khoảng 100.000 đồng/kg thì cà phê đặc sản có thể bán được với giá từ 300.000 đồng/kg trở lên. “Số điểm càng cao, giá bán càng đắt” – ông Minh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Tấn Vinh, Giám đốc Công ty TNHH K-Pan, chuyên gia rang và pha chế thủ công cho biết, trong nhiều cuộc thi pha chế trên thế giới, thí sinh dùng cà phê robusta của Việt Nam đã giành chiến thắng. Ngoài ra, các lớp Q-Grader - bằng cấp quan trọng cho những người làm trong ngành sản xuất cà phê, do Viện Chất lượng cà phê thế giới (CQI) cũng có hiện diện nhiều mẫu cà phê của Việt Nam.
Nâng cao vị thế cà phê Việt
Từ kết quả của cuộc thi Cà phê đặc sản những năm qua, ban tổ chức đã lựa chọn các mẫu Top 10 cà phê arabica và Top 10 robusta để đưa đi quảng bá trong và ngoài nước và luôn được khách hàng đón nhận rất tích cực. Tuy nhiên, do sản lượng hạn chế nên việc xuất khẩu những năm qua chưa được nhiều. Nổi bật nhất là Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk) đã xuất khẩu 1 container sang thị trường Anh năm 2021 và 1 container đi Nhật năm 2023. Ngoài ra còn có các lô hàng khối lượng 5-10 tấn. “Dù khối lượng không cao, nhưng giá trị đạt được lại rất lớn” – ông Trịnh Đức Minh cho biết.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Tấn Vinh bày tỏ trăn trở đối với sự phát triển cà phê đặc sản tại Việt Nam là sự manh mún khi các trang trại chưa liên kết hoặc phát triển cùng nhau. Để có sự phát triển lâu dài hoặc đáp ứng các đơn hàng số lượng lớn thì sự phân mảnh này là cản trở cho tương lai phát triển của cà phê đặc sản Việt. “Nếu phát triển tốt, cà phê đặc sản sẽ đem lại nhiều giá trị kinh tế và danh tiếng cho ngành cà phê Việt Nam” – ông Vinh nhấn mạnh.
Để thúc đẩy phát triển cà phê đặc sản tại Việt Nam, từ năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành “Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030” với mục tiêu đạt sản lượng 5.000 tấn cà phê đặc sản trong giai đoạn 2021-2025 và 11.000 tấn trong giai đoạn 2026-2039. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Trịnh Đức Minh, việc triển khai đề án này được giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương, dẫn tới tình trạng “mạnh ai nấy làm”, kém hiệu quả.
Để sản xuất cà phê đặc sản phát triển mạnh trong thời gian tới, ông Minh cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần biên soạn bộ tài liệu tập huấn về sản xuất cà phê đặc sản theo điều kiện của Việt Nam. Lâu nay, các hiệp hội, trang trại, HTX đều phải sử dụng tài liệu của nước ngoài. Tuy nhiên, tài liệu này chủ yếu dành cho cà phê arabica, trong khi robusta mới là thế mạnh của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ đào tạo về kỹ thuật. Thời gian qua, có một số cá nhân đã chủ động đi học và được cấp bằng về chế biến cà phê đặc sản để về đào tạo lại cho các nông dân Việt Nam. Nhưng số lượng chuyên gia này hiện rất ít, nên khi muốn tổ chức lớp đào tạo, hiệp hội rất khó mời được chuyên gia và chi phí cũng đắt đỏ.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất để mở các lớp đào tạo hiện cũng rất khó khăn. Ông Minh cho biết, thời gian qua, để mở các lớp đào tạo về sản xuất cà phê đặc sản, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột thường phải tìm các trang trại có đủ các điều kiện về máy móc thiết bị, sân phơi, nhà màng… để triển khai, nhưng cũng rất khó khăn. Ngoài ra, ông Minh cũng mong muốn Nhà nước sẽ hỗ trợ cho các HTX, trang trại trong việc đưa cà phê đặc sản đi quảng bá tại các hội chợ quốc tế nhằm từng bước thay đổi cách nhìn của thế giới về cà phê Việt Nam, từ đó góp phần phát triển thương hiệu và nâng cao vị thế của cà phê Việt Nam.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK