Ở ngôi chùa không có hòm công đức và đốt vàng mã
Chưa từng đặt hòm công đức
Chùa Thiên Tâm (hay còn gọi là chùa Tiêu) nằm trên lưng chừng núi Tiêu. Ðây là nơi thiền sư Lý Vạn Hạnh- người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn (vị vua đầu tiên của triều Lý) trụ trì và viên tịch. Chùa Tiêu cũng được biết đến là chốn tu thiền huyền bí của người xưa và là một trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam.
Khi đặt chân đến chùa, du khách thập phương sẽ cảm nhận được không gian yên tĩnh, không đông đúc, xô bồ như những ngôi chùa nổi tiếng khác ở nước ta. Đặc biệt, tại tất cả ban thờ trong chùa đều không đặt hòm công đức, trên các ban thờ chỉ có hoa quả, bánh kẹo, đèn nhang. Nhiều du khách khi đến chùa muốn công đức một chút tiền để nhà chùa có thêm kinh phí kiến thiết chùa nên đã dành thời gian để tìm kiếm hòm công đức. Do không tìm thấy nơi đặt tiền, nhiều du khách đến hỏi người nhà chùa nơi đặt hòm công đức. Tuy nhiên, tất cả các du khách khi đến hỏi câu này đều được sư cụ chùa Tiêu Thích Đàm Chính trả lời rằng: “Ở chùa không có hòm công đức và nhà chùa cũng không nhận tiền công đức của bất kỳ du khách nào nếu không phải lúc nhà chùa có xây dựng các công trình lớn. Mỗi người dân đến chùa chỉ cần thành tâm lễ thì các ngài sẽ chứng giám cho”.
Cũng do nhà chùa không có hòm công đức, nên nhiều du khách đi lễ và vãn cảnh chùa đã xuống nhà Tổ gặp sư trụ trì để mừng tuổi, công đức nhưng sư trụ trì nhất định không nhận. Trò chuyện với phóng viên sư cụ Thích Đàm Chính khẳng khái: "Tôi nhận làm gì, mừng tuổi tôi cũng không lấy, tôi năm nay 90 tuổi rồi. Công đức tôi cũng không nhận, nhà chùa chưa có việc gì thì tôi chưa nhận tiền công đức".
Theo tìm hiểu của phóng viên, từ nhiều năm nay chùa Tiêu đã không có hòm công đức. Lý giải cho việc này, sư cụ Thích Đàm Chính cho biết: “Tôi về trông coi chùa Tiêu đến nay đã được 51 năm. Từ lúc tôi về đây, chùa đã không thấy có hòm công đức. Cũng kể từ đó, tôi đã phát nguyện trước nhà thờ Tổ không đặt hòm công đức và đã được duy trì cho đến nay. Người dân đến chùa chỉ thực hiện văn hóa “giọt dầu”, tức là chỉ mang hoa quả hoặc bánh kẹo cùng với tấm lòng thiện tâm”.
Cũng theo sư cụ Thích Đàm Chính, nhà chùa không đặt hòm công đức là bởi vì không có người trông nom hòm công đức và giữ gìn số tiền phật tử, người dân tiến cúng. Thêm nữa, sư cụ Đàm Chính lo ngại số tiền người dân công đức vào chùa có thể bị đánh cắp hoặc người nào đó mang đi sử dụng không đúng mục đích. Sư cụ Thích Đàm Chính chia sẻ thêm, nhà chùa chỉ nhận tiền công đức khi đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho chùa. Còn khi xây dựng xong hoặc không xây dựng gì thì nhà chùa không nhận bất kỳ tiền công đức của ai. “Năm 2017, chúng tôi cũng xây dựng nhà thờ Tổ thiền sư Lý Vạn Hạnh hết hơn 3 tỷ đồng. Số tiền này đều do các Phật tử, người dân tiến cúng cho nhà chùa. Sau khi xây dựng xong nhà thờ Tổ, cũng có một số người dân muốn cung tiến tiền tiếp cho nhà chùa nhưng chúng tôi không nhận. Bởi vì, nhà chùa xây xong rồi thì không nhận thêm tiền của người dân, chư Phật tử”, sư cụ Thích Đàm Chính nói thêm.
Tuy nhiên, đã có nhiều câu hỏi của du khách đặt ra “nếu nhà chùa không nhận tiền công đức của du khách lấy tiền đâu đê duy trì chùa”. Đem thắc mắc này tới sư cụ Thích Đàm Chính, chúng tôi nhận được câu trả lời: “Hàng ngày nhiều người dân đi lễ chùa vẫn tự đặt lễ một ít tiền “giọt dầu”, nhà chùa sẽ sử dụng số tiền đó để duy trì hàng ngày. Tuy nhiên, việc chi tiêu của nhà chùa cũng không nhiều, bởi hương hoa, nến… người dân đi lễ hàng ngày đều đặt lên ban thờ. Thậm chí, nhà chùa còn phải san sẻ bớt hương, nến, dầu đèn cho những chùa khác do du khách đến lễ nhiều không sử dụng hết”.
Không những thế, sau khi du khách đến gặp sư trụ trì đều được cụ hỏi đi bằng phương tiền gì tới đây. Nếu đi ô tô, bao giờ sư cụ cũng đưa cho một sấp tiền lẻ, bảo du khách đếm đủ 20.000 đồng và dặn: "Đây là tiền tí nữa xuống dưới để trả tiền bến bãi gửi xe". Đối với du khách lần đầu tiên đến chùa sẽ ngỡ ngàng trước cách mà nhà chùa đối đãi với mọi người. Bởi rất hiếm ngôi chùa không nhận tiền công đức mà lại còn gửi lại tiền gửi xe cho khách khi đến chùa.
Người của nhà chùa đã thu lại vàng mã của du khách |
Tại nơi thu tiền người dân mua sách, nhà chùa ghi chú rõ ràng "đây không phải là hòm công đức" |
Ảnh: Đ.H. |
Tôn nghiêm nơi cửa Phật
Hiện mỗi chùa đều thực hiện một quy định riêng đối với du khách khi đi lễ, đối với chùa Tiêu người dân và du khách phải thực hiện quy định không cúng vàng mã. Đối với du khách đã “trót” mua vàng mã, người nhà chùa sẽ thu lại, không cho đặt lên ban thờ. Một người dân có nhiều năm tham gia giúp việc tại chùa cho biết: “Mặc dù, chùa có không gian rộng như vậy, nhưng không quy định vị trí để người dân đốt vàng mã. Số vàng mã nhà chùa thu được của người dân và du khách đều phải mang lên núi đốt và phải thực hiện đốt vào ban đêm”.
Đang bày lễ lên đĩa, anh Nguyễn Văn Tuấn (Bắc Ninh) đã bị người nhà chùa phát hiện trong đồ lễ có vàng mã lập tức nhà chùa đã thu lại và giải thích những quy định tại chùa mà tất cả người dân và du khách phải thực hiện. Anh Tuấn chia sẻ: “Theo như thói quen, mỗi lần đi lễ tôi đều mua thêm một ít vàng mã nhưng không ngờ lại bị người của nhà chùa thu lại. Tuy nhiên, đã là quy định của nhà chùa chúng tôi phải tuân theo. Tôi thấy việc đốt vàng mã gây lãng phí và ô nhiễm môi trường và các chùa khác cũng cần phải thực hiện quy định không cúng vàng mã như chùa Tiêu”.
Để người dân không lãng phí tiền mua vàng mã, nhà chùa cũng yêu cầu những điểm bán hàng ở gần cổng chùa không được bày bán vàng mã. Tất cả chủ hàng ở gần cổng chùa đều thực hiện quy định. Theo quan sát của phóng viên, các cửa hàng chỉ bày bán hương, nến, bánh kẹo… để phục vụ người dân đi lễ. Một người bán hàng ở cổng chùa cho biết: “Nếu ở đây chúng tôi mà bán vàng mã sẽ bị nhà chùa nhắc nhở”. Sự trang nghiêm của ngôi chùa còn thể hiện rất rõ ở tất cả những người phụ tá cùng sư trụ trì khi thấy bất kỳ du khách nào ăn mặc thiếu chỉnh tề, lịch sự, mặc váy ngắn đi vào chùa đều được nhắc nhở chỉnh sửa hoặc mời ra.
Khi mà nhiều ngôi đền, chùa, nơi thờ tự đang bị ảnh hưởng của thương mại hóa, thì chùa Tiêu vẫn giữ được sự thanh tịnh, tôn nghiêm nơi cửa Phật. Từ những hành động, cử chỉ, quy định tại chùa Tiêu đã làm ấm lòng người dân và du khách mỗi khi đi lễ.
Tin liên quan
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics