Nửa cuối tháng 4, nhộn nhịp đại hội cổ đông ngân hàng

(HQ Online) - Bước vào 2 tuần cuối tháng 4 là cao điểm mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của các ngân hàng. Với vị thế dẫn dắt thị trường cho thị trường chứng khoán, đây đều là những sự kiện được cổ đông và nhà đầu tư mong đợi.
Một số ngân hàng có khả năng lỗ nếu dịch bệnh còn kéo dài
17 ngân hàng có tầm quan trọng năm 2021 đang kinh doanh như thế nào?
Ngân hàng “rộng tay” chia cổ tức
0403-image001
VietinBank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ vào ngày 16/4. Ảnh: ST

Trước đó, trong tháng 3 đã có một số ngân hàng tổ chức thành công ĐHĐCĐ như BIDV, MSB, PGBank, VIB. Ngày 6/4 vừa qua, ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của ngân hàng ACB đã được thực hiện trong TP HCM. Nhưng phải đến nửa sau của tháng 4 mới thực sự sôi động, ước tính có 18 ngân hàng đã và đang lên kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ.

Cụ thể, VietinBank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ vào 16/4 tới đây tại Hà Nội. Tiếp sau đó là SHB (22/4); SeABank, TPBank, HDBank, Sacombank, Vietcombank (23/4); PvcomBank, OCB, Techcombank (24/4); BacABank, NCB (26/4); Eximbank (26/4 và 27/4); MB (27/4); OCB (28/4); NamABank, ABB, VPBank, LienVietPostBank (29/4).

Năm nay, các ngân hàng đều dự kiến chia cổ tức rất cao. Lãnh đạo OCB cho biết, ngân hàng dự kiến mức tăng vốn điều lệ trong năm nay khoảng 25%, chia cổ tức ở mức khoảng 25%, bán cổ phiếu ESOP cho nhân viên và chào bán riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu.

ACB cũng dự kiến phát hành hơn 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, tương đương với tỷ lệ thực hiện là 25% (tỷ lệ này có thể điều chỉnh phụ thuộc vào sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước).

SHB dự kiến sẽ chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20,5% bằng cổ phiếu, trong đó 10% cho năm 2019 và 10,5% cho năm 2020. MB thậm chí chia cổ tức tới 35% bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu ESOP…

Đặc biệt, tại Sacombank, với nguồn lợi nhuận giữ lại cao hơn 6.000 tỷ đồng, ngân hàng này muốn chia cổ tức cho cổ đông nhằm tăng vốn điều lệ cũng như đáp ứng kỳ vọng của cổ đông. Hiện nay, đề xuất của Sacombank đang chờ phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.

5 năm gần đây, cổ đông của Sacombank không được chia cổ tức do ngân hàng này phải tập trung nguồn lực tái cơ cấu sau sáp nhập với Southern Bank, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Trong nhóm ngân hàng quốc doanh, VietinBank dự kiến sẽ chia cổ tức với tỷ lệ trên 12%, trong đó chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5% vốn điều lệ và phần còn lại bằng cổ phiếu. Phương án cụ thể sẽ theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trước đó, VietinBank vừa thanh toán cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt (5%) cho cổ đông, tương đương với quy mô hơn 1.800 tỷ đồng.

Vietcombank cũng đã chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 8% trong tháng 1/2021. ĐHĐCĐ năm nay, ngân hàng này sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ năm 2021-2022, nên nhiều khả năng Vietcombank sẽ có phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Nhưng bên cạnh một số ngân hàng chia cổ tức "khủng", vẫn có ngân hàng nhiều năm "không chịu" chia cổ tức cho cổ đông. Chẳng hạn, theo tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ, cổ đông Techcombank sẽ bước sang năm thứ 10 không được chia cổ tức. Khoản lợi nhuận còn lại sau phân phối hơn 26.743 tỷ đồng này được HĐQT Techcombank đề xuất duy trì dưới hình thức không chia nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tương tự, HĐQT TPBank cũng đề xuất để lại lợi nhuận chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh năm nay. Lợi nhuận để lại chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2020 sau khi trích lập các quỹ là hơn 2.978 tỷ đồng.

Trong số các ngân hàng tiến hành ĐHĐCĐ vào khoảng thời gian này, đáng chú ý nhất là ĐHĐCĐ của Eximbank. Theo thông báo, ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của Eximbank diễn ra vào 26/4/2021 tại Hà Nội. Nhưng chỉ sau đó 1 ngày, ngân hàng này sẽ tiến hành luôn ĐHĐCĐ thường niên năm 2021.

Trước đó, vào 2 năm 2019 và 2020, ĐHĐCĐ thường niên của ngân hàng này đều thất bại, bị hủy hoặc hoãn do tỷ lệ cổ đông tham dự không đủ để tiến hành và lý do dịch bệnh.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

(HQ Online) - Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vào ngày 20/4, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank cũng đang xem xét tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược để tìm cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông.

Đọc tiếp

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.
Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(HQ Online) - Bằng việc áp dụng các công nghệ mới từ trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện khuôn mặt… sản phẩm giải pháp quản lý sảnh Smart Visitor Meeting Solution (VIME) của Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ TECHPRO đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2024 tại hạng mục Quản trị doanh nghiệp.
Tiếp tục "tranh cãi" về khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Tiếp tục "tranh cãi" về khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

(HQ Online) - Trong văn bản lần thứ 3, tập thể 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam chiếm 85% thị phần toàn ngành đã tiếp tục phản đối việc nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng theo lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát (HPG), việc này nhằm ủng hộ sản xuất trong nước.

Đọc nhiều