Nỗ lực giải quyết vấn đề nợ chồng chất
Được tổ chức tại cung Brongniart, Hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mớ cuối tuần qua đã quy tụ khoảng 40 nhà lãnh đạo từ các nước giàu, các nền kinh tế mới nổi hàng đầu và các quốc gia dễ bị tổn thương nhất.
Các đại biểu tham gia Hội nghị. |
Tổng thống Pháp mong muốn Hội nghị sẽ vượt qua sự chia rẽ về ngoại giao và tài chính, đang được bộc lộ ngày càng sâu sắc sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, để giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay.
Theo thống kê, có đến 53 quốc gia đang trong tình trạng nợ nần chồng chất hoặc sắp đến mức nợ nần chồng chất, còn chỉ số phát triển con người cũng đã giảm vào năm 2021 ở 9/10 quốc gia.
Pháp đã tỏ ra rất năng động trong các cuộc vận động và một số thông báo cũng cho thấy các bên đã nỗ lực hưởng ứng các ý kiến đề xuất: Một thỏa thuận về tái cơ cấu nợ của Zambia đã được ký kết, sau khi các chủ nợ đạt được thỏa hiệp.
Đây là một bước quan trọng hướng tới khuôn khổ tái cơ cấu nợ mới. Hakainde Hichilema, Tổng thống Zambia nhấn mạnh: "Các quốc gia khác chắc chắn sẽ học hỏi được từ điều này".
Một hình thức đồng thuận dường như cũng xuất hiện về việc thành lập, trong các cơ quan quốc tế, một hệ thống cho phép một quốc gia bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên tạm dừng trả nợ để tập trung viện trợ cho người dân của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh một số ít những thỏa thuận đạt được, nhiều dự án còn chưa đi đến đích bởi sự mâu thuẫn vẫn còn rất lớn. G
iống như Tổng thống Brazil Lula Da Silva, người đã lên tiếng chỉ trích sự thống trị của đồng USD trong các tổ chức quốc tế, một số nhà lãnh đạo đã đặt câu hỏi về hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính quốc tế lớn và yêu cầu họ phải cải cách, điều mà Mỹ đang muốn cản trở. Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Kristalina Georgieva, cũng nhắc lại rằng các hiệp định Bretton Woods khai sinh ra định chế tài chính chỉ được ký kết bởi 44 quốc gia sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong khi thế giới hiện nay đã có đến hơn 200 quốc gia giành được độc lập. Trong khoảng thời gian 80 năm, dân số thế giới đã tăng gấp ba lần và GDP thế giới đã tăng gấp mười lần.
Bà nói: "Chúng ta có một thế giới giàu có hơn nhưng cũng phải đối mặt với nhiều cú sốc và chia rẽ hơn. Vậy thì thay vì làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn, hãy giúp chúng tôi làm cho các tổ chức hoạt động tốt hơn”.
Nhiều cam kết mới cũng đã được đưa ra tại diễn đàn này, thay thế cho những hứa hẹn cũ vốn chẳng được thực hiện một cách nghiêm túc và khiến cho các quốc gia phương Nam rất bất mãn. Cụ thể là Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã hứa sẽ tăng năng lực của các ngân hàng phát triển đa phương thêm 200 tỷ USD (183 tỷ euro) trong vòng 10 năm, bao gồm 50 tỷ USD cho Ngân hàng Thế giới (WB).
Về phần mình, do bị áp lực từ nhiều nước, IMF cũng đã buộc phải công bố rằng đã đạt được mục tiêu phân bổ lại số tiền tương đương 100 tỷ USD quyền rút vốn đặc biệt - một loại tiền dự trữ của IMF - từ các nước giàu sang các nước nghèo, trong đó trên 650 tỷ USD sẽ được phát hành vào năm 2023.
Tuy nhiên, các tổ chức phi Chính phủ tỏ ra thận trọng với tuyên bố trên. Friederike Röder, Phó Chủ tịch Global Citizen nhấn mạnh: “Mục tiêu cũng chỉ là một lời hứa, bởi vì 100 tỷ USD này vẫn chưa được giải ngân”.
Chưa thể nói là hội nghị đã thành công với mục tiêu tạo ra một Hiệp ước tài chính toàn cầu mới, song hội nghị đã bước đầu đạt được nhiều thoả thuận mang tính giải pháp hữu ích hướng tới khuôn khổ tái cơ cấu nợ mới.
Tin liên quan
Lối thoát nào cho Tổng thống Macron?
08:42 | 10/12/2024 Nhìn ra thế giới
Pháp giải bài toán ngân sách
08:02 | 19/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics