Niềm tin vào triển vọng thị trường chứng khoán
Nhiều yếu tố tích cực tiếp tục được duy trì sẽ tạo ra dư địa cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Ảnh: ST |
TTCK Việt Nam có nhiều triển vọng
Trong 3 tháng đầu năm 2022, chỉ số VN-Index có đà tăng tốt và thiết lập đỉnh mới trong lịch sử thị trường chứng khoán tại mốc 1.528,48 điểm. Tuy nhiên, từ cuối tháng 3 đến nay, thị trường chứng khoán (TTCK) đang biến động mạnh và có những phiên điều chỉnh giảm sâu. Trong đó, thị trường ghi nhận phiên giảm điểm mạnh nhất lên tới 68 điểm vào ngày 25/4 (giảm gần 5%), điểm số VN-Index giảm xuống mức 1.310 điểm, giảm khoảng hơn 200 điểm so với cuối tháng 3. Việc giảm sâu của chỉ số VN-Index do tác động tổng hòa của nhiều nguyên nhân khác nhau cả trong nước và thế giới, cả khách quan lẫn chủ quan. Trong đó, việc lạm phát tăng cao đã khiến TTCK thế giới giảm điểm, trong đó có TTCK Việt Nam. Đáng chú ý, các sự việc đơn lẻ trong nước liên quan đến hành vi thao túng TTCK, phát hành trái phiếu DN sai quy định... cũng đã tác động làm TTCK Việt Nam điều chỉnh sâu.
Tuy thị trường biến động mạnh, song về dài hạn, TTCK Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, các sự việc vừa qua chỉ là các sự vụ đơn lẻ, chỉ có tác động tới tâm lý của thị trường trong ngắn hạn. Đây là nỗ lực và quyết tâm rất lớn từ Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng nhằm thanh lọc, lành mạnh hóa TTCK. Dù khó tránh khỏi những tác động tâm lý trong ngắn hạn, nhưng việc “loại bỏ những hạt sạn” sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển của TTCK trong trung và dài hạn.
“Chúng tôi cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn còn nguyên đó các yếu tố hỗ trợ tích cực mang tính nền tảng từ kinh tế vĩ mô và nội tại thị trường. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào tương lai, TTCK Việt Nam sẽ phát triển ngày càng hoàn thiện hơn, chất lượng hơn, khẳng định vai trò là kênh huy động vốn trung, dài hạn chủ yếu quan trọng của nền kinh tế, doanh nghiệp; đồng thời là kênh đầu tư hấp dẫn, an toàn, hiệu quả của nhà đầu tư”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán nhà nước), từ tháng 3 tới nay, thị trường đang có nhịp điều chỉnh, cùng với đó, chịu tác động một phần từ các thông tin sự vụ tại một số DN cụ thể, hay một số tin đồn, tin bất lợi trên thị trường bất động sản,… khiến tâm lý nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân thận trọng và gia tăng hoạt động chốt lời. Dù vậy, triển vọng tích cực của nền kinh tế, cũng như tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2022 vẫn là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp thị trường tránh khỏi các nhịp điều chỉnh sâu. Đơn cử, trong quý 1, số lượng tài khoản nhà đầu tư tiếp tục tăng mạnh, tính tới cuối tháng 3/2022, số tài khoản nhà đầu tư cá nhân đạt gần 5 triệu tài khoản, chính thức cán chỉ tiêu Chính phủ đặt ra là 5% dân số trước 3 năm.
Duy trì mức độ tăng trưởng cao trong năm 2022
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nhìn chung, nhà đầu tư vẫn có niềm tin vào triển vọng TTCK Việt Nam với kỳ vọng kinh tế dần hồi phục sau đại dịch. Đại diện Công ty Chứng khoán VNDIRECT, bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc Khối phân tích cho biết, sự nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc minh bạch hóa thị trường sẽ làm tăng cường niềm tin của nhà đầu tư vì họ sẽ thấy rõ cơ quan quản lý đang bảo vệ các lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Đồng thời, sân chơi được minh bạch hơn để chuẩn bị cho việc TTCK Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi của MSCI và FTSE.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong năm 2022, các yếu tố nền tảng từ kinh tế vĩ mô và yếu tố nội tại của TTCK cũng như sức khỏe của các DN niêm yết sẽ là những yếu tố tích cực hỗ trợ thị trường có dư địa tăng trưởng, cụ thể như: dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt hơn; các hoạt động kinh tế được khôi phục; mặt bằng lãi suất có khả năng vẫn duy trì ổn định ở mức thấp; nhiều chính sách sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ DN được thực thi...
Về các yếu tố nội tại của TTCK, bà Tạ Thanh Bình cho biết, kết quả kinh doanh của DN vẫn khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ. Tính đến ngày 31/3, 80% công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM đã công bố Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, trong đó 89% công ty báo cáo có lãi. Với triển vọng phục hồi kinh tế, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên TTCK đang được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng cao trong năm 2022.
Cũng theo đại diện Ủy ban Chứng khoán, dòng tiền trên thị trường năm 2022 kỳ vọng sẽ tiếp tục tích cực từ cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khi các rủi ro trên toàn cầu giảm bớt, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm đến các thị trường có tiềm năng và có các yếu tố riêng có như Việt Nam. Đối với dòng tiền nội, dù tăng mạnh trong thời gian qua, song TTCK Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng thu hút sự tham gia của nhà đầu tư trong nước.
Nhận định về triển vọng TTCK quý tiếp theo cũng như cả năm 2022, Công ty Chứng khoán Vietcombank dự báo mức cao nhất trong năm 2022 của chỉ số VN-Index có thể tiến lên đến vùng điểm số 1.580 – 1.600, tương đương với mức tăng khoảng 6-8% so với mức đỉnh của năm 2021. Cùng với đó, khối lượng giao dịch trung bình trong năm 2022 được dự báo tăng nhẹ so với năm 2021 và đạt bình quân hơn 1 tỷ cổ phiếu mỗi phiên trên cả ba sàn, tương ứng với mức tăng khoảng 8-10%. Giá trị giao dịch trung bình năm 2022 được kỳ vọng tăng trưởng 17-20% so với năm 2021, tương ứng với giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt khoảng 28.000-30.000 tỷ đồng trên cả ba sàn. Trước mắt trong quý 2/2022, nhóm cổ phiếu đầu cơ nhiều khả năng sẽ “lặng sóng” trong một thời gian dài và dòng tiền sẽ có xu hướng quay trở lại các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, đặc biệt là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn”, VCBS nhận định.
Tin liên quan
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics