Nhiều ngân hàng đã tăng kịch trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
Co hẹp lợi nhuận khi tỷ giá và lãi suất leo cao | |
Biểu lãi suất huy động diễn biến khác nhau ở các nhóm ngân hàng | |
Nhu cầu huy động vốn lớn, ngân hàng phải tăng mạnh lãi suất huy động |
Trong biểu lãi suất dành cho khách hàng cá nhân mới nhất, lãi suất tiền gửi tài khoản thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn) của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã tăng tối đa lên 1%/năm áp dụng cho gói tài khoản OCB - Invest & OCB – Invest Pro.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng đã gửi thông báo điều chỉnh lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cho khách hàng cá nhân lên 1%/năm từ đầu tháng 11/2022, tăng gấp 33 lần so với mức cũ, không giới hạn số tiền tối thiểu, áp dụng cho tất cả tài khoản thanh toán bằng VND của khách hàng cá nhân.
Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank), lãi suất tài khoản thanh toán với số dư 20 triệu đồng trở xuống là 0,3%/năm, trên 20 triệu đến 100 triệu đồng là 0,5%/năm và trên 100 triệu đồng là 1%/năm.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng nâng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lên 1%/năm dành cho tiểu thương. Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác như VPBank, Kienlongbank, BacABank, NamABank, SCB, NCB, SeABank, SHB, ACB, MSB… cũng đã niêm yết lãi suất không kỳ hạn ở mức kịch trần 1%/năm.
Nguồn: NHNN |
Đại diện một ngân hàng thương mại cho biết, việc tăng huy động lãi suất không kỳ hạn không phải do thiếu hụt tính thanh khoản, ngân hàng vẫn còn lượng tiền khá lớn để ổn định nguồn vốn. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn ngoài áp dụng cho số dư trên tài khoản thanh toán, hiện còn được áp dụng cho các khoản tiền gửi tiết kiệm rút một phần trước hạn. Do đó, lãi suất loại tiền gửi này tăng mạnh sẽ có lợi cho cả người gửi tiền có kỳ hạn lẫn không kỳ hạn, đồng thời cũng giúp ngân hàng hút tiền gửi ở các kỳ hạn khác.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, số dư tiền gửi thanh toán của cá nhân tại các tổ chức tín dụng đã giảm còn 979.115 tỷ đồng trong quý 2/2022 so với mức đỉnh hơn 1 triệu tỷ đồng vào cuối quý 1/2022. Trước đó, số dư tiền gửi thanh toán cá nhân đã có 8 quý liên tiếp ghi nhận mức tăng trưởng dương.
Đà tăng của tiền gửi thanh toán được các chuyên gia đánh giá là kết quả của việc các ngân hàng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, chương trình miễn phí chuyển khoản… giúp tạo thuận lợi cho người dân trong thanh toán, sử dụng ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, trước nhu cầu phục hồi kinh tế hậu Covid-19, tài chính của khách hàng đã được chuyển về hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Biến động lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng cho khách hàng tổ chức. Nguồn: SSI |
Hơn nữa, hiện lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức rất cao. Mức lãi suất cao nhất dao động từ 8-9,3%/năm, cao hơn khoảng 2% so với đầu năm. Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI, mặt bằng lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã cao hơn vùng trước Covid-19, với mức tăng trung bình 300-400 điểm cơ bản so với cuối năm 2021.
Do đó, trong 7 tháng đầu năm 2022, số dư tiền gửi của người dân tại hệ thống ngân hàng đã tăng ròng hơn 328.500 tỷ đồng, cao hơn gần gấp đôi so với mức tăng trong cả năm 2021 trước đó.
Nên theo các chuyên gia, việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động vốn VND không kỳ hạn là hoàn toàn bình thường, không vi phạm các quy định về trần lãi suất trong trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, tuy vậy, các ngân hàng có thể đối mặt với chi phí tăng cao và thanh khoản chỉ đảm bảo trong ngắn hạn.
Tin liên quan
VietinBank triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
15:13 | 25/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục trong năm nay
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Chậm chân sẽ mất cơ hội
18:33 | 26/11/2024 Kinh tế
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
14:35 | 26/11/2024 Kinh tế
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Giải bài toán quy hoạch và kết nối
13:16 | 26/11/2024 Kinh tế
Sắp có nhóm hàng nhập khẩu cán mốc 100 tỷ USD
10:49 | 26/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tháo gỡ vướng mắc thực hiện gỡ thẻ vàng IUU
08:30 | 26/11/2024 Kinh tế
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
20:41 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
18:35 | 25/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu của Việt Nam vào Philippines tăng gần 24% sau 10 tháng
11:55 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
20:14 | 24/11/2024 Kinh tế
Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng
08:11 | 24/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cổng thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh TMĐT phải thuận tiện cho người nộp thuế
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Chậm chân sẽ mất cơ hội
Thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi): Phân bón quay lại chịu thuế 5%
Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Linh làm Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An
Việt Nam- Lào ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quản lý công sản
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics