Nhiều mối lo với thanh khoản ngân hàng
Thanh khoản ngân hàng sẽ gặp khó nếu dịch bệnh kéo dài. Ảnh: ST. |
Giảm nguồn cung
Với tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhiều lĩnh vực kinh tế bị đình trệ phát triển thì việc giữ được tiền gửi của người dân cũng đã là điều khó khăn. Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố cho biết, tính đến thời điểm 20/3/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,55% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm trước tăng 2,54%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,51% (cùng kỳ năm 2019 tăng 1,72%). Tuy là có tăng trưởng nhưng mức tăng lại chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã cho thấy thực trạng người dân và doanh nghiệp phải rút tiền hoặc không thể gửi tiền vào ngân hàng như mọi năm.
Nguyên nhân của tình trạng trên một phần do đã thành thông lệ, những tháng đầu năm, doanh nghiệp phải rút mạnh tiền để trả lương thưởng cuối năm cho nhân viên. Nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều DN không thể sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận bằng không hoặc về mức âm, nên để trả tiền văn phòng, kho bãi, lương công nhân viên, nhiều cá nhân và doanh nghiệp phải rút tiền về. Minh chứng cho điều này là theo số liệu 2 tháng đầu năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 4,84% so với cuối năm 2019, còn hơn 3,77 triệu tỷ đồng, tương đương rút ròng hơn 190.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, thị trường tiền tệ trên thế giới nhiều xáo động cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới các ngân hàng. Dù trong quý I, NHNN khẳng định vẫn điều hành ổn định chính sách tiền tệ, trong đó có tỷ giá ngoại tệ dù thị trường thế giới có nhiều biến động, nguyên nhân chủ yếu nhờ lượng dự trữ ngoại hối hiện đã đạt 84 tỷ USD, nên có thể sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết. Nhưng trong quý I, tiền đồng đã giảm xấp xỉ 1%, nên nếu dịch bệnh kéo dài thì tiền đồng còn có thể mất giá nhiều hơn.
Về vấn đề này, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, tiền đồng có thể mất giá mạnh hơn do nguồn cung thị trường thiếu hụt, bởi khách du lịch sụt giảm, nhiều thị trường xuất khẩu lớn bị gián đoạn. Hơn nữa, các quỹ đầu tư nước ngoài bán tài sản trên thị trường cổ phiếu để rút tiền về cũng làm tăng sức ép đối với tỷ giá VND. Bên cạnh đó, nguồn cung ngoại tệ còn khó khăn hơn khi lượng kiều hối năm nay sẽ không đạt như năm trước, do kiều bào cũng gặp khó khăn khi làm ăn, sinh sống ở vùng dịch.
Có đáng lo?
Có thể thấy, hệ thống ngân hàng đang gặp nhiều lo ngại trước tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, do nhu cầu tín dụng giảm thấp hơn nên hiện thanh khoản ngân hàng vẫn ổn định. PGS.TS. Phạm Thế Anh cho rằng, tín dụng ra nền kinh tế trong năm nay chủ yếu dưới dạng hỗ trợ DN, người mất việc, hộ gia đình dừng sản xuất. Do đó, tín dụng được thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ lớn hơn nguồn tín dụng qua các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng khá cũng có thể tác động đến thanh khoản ngân hàng, bởi với tình hình kinh tế hiện nay, việc vay nợ và trả nợ đều khó khăn. Trong báo cáo gửi Chính phủ mới đây, NHNN cho biết, theo đánh giá sơ bộ, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã lên tới 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Như vậy, nếu con số này rơi vào nhóm “nợ xấu” thì “sức khỏe” của toàn hệ thống sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, các ngân hàng sẽ phải tăng thêm gánh nặng trích lập chi phí dự phòng.
Với những tác động như đã phân tích nêu trên, chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hiện nay, thanh khoản các ngân hàng vẫn đang dư dả, nhưng nếu cuối tháng 6 chưa kiểm soát được dịch bệnh, thì tính thanh khoản của ngân hàng sẽ chịu tác động mạnh, lượng tiền sẽ càng bị rút ra nhiều hơn trước nhu cầu chi trả cho cuộc sống hàng ngày.
“Nếu nền kinh tế ngày càng lún sâu vào dịch bệnh thì những gói hỗ trợ cũng không đủ, hoặc xảy ra nguy cơ lạm phát cao, nợ công Chính phủ tăng sẽ khiến thanh khoản của ngân hàng thiếu hụt rất lớn", vị chuyên gia này phân tích.
Trước những khó khăn này, trong một báo cáo gần đây, các chuyên gia của Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, việc hỗ trợ cần sự kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Trong điều kiện không thuận lợi khi ngân sách thâm hụt, cần kiên trì theo đuổi chính sách tài khóa bền vững bằng việc duy trì tỷ lệ nợ công/GDP ổn định. Chính phủ có thể phát hành trái phiếu để huy động nguồn vốn trong dân.
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics