Nhiều giải pháp thúc đẩy, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn ODA vẫn đạt thấp
Giải ngân vốn đầu tư công dần cải thiện | |
Kho bạc Nhà nước: Tìm điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư | |
Các địa phương tăng tốc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công |
Quang cảnh hội nghị. |
Hội nghị nhằm cập nhật kết quả giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 6 tháng đầu năm 2022 và đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn nước ngoài trong 6 tháng cuối năm.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn cho biết, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành địa phương quan tâm, đặc biệt khi năm 2022 Việt Nam thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Thứ trưởng cho biết, vốn đầu tư công thực hiện năm 2022 rất lớn với tổng khối lượng khoảng 700 nghìn tỷ đồng, bao gồm vốn kế hoạch 2022, vốn kéo dài từ các năm trước chuyển sang, vốn giao thêm của các địa phương, nguồn vốn từ chương trình phục hồi kinh tế và nguồn vốn giao bổ sung từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025...
Theo Thứ trưởng, đây là nguồn lực rất lớn, lớn nhất từ trước đến nay, góp phần quan trọng cho phục hồi nền kinh tế, do đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này, trong đó có vốn ODA.
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài thông qua phối hợp cùng với một số bộ ngành như Bộ KH&ĐT, một số bộ có chi tiêu lớn như Bộ GTVT, Bộ NN-PTNT..., để có giải pháp thúc đẩy giải ngân, trong đó có các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính...
“Tuy nhiên, kết quả giải ngân còn chậm so với kế hoạch đề ra cũng như so với năm trước. Đến nay, giải ngân nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài mới chỉ đạt trên 9% so với kế hoạch được giao”, Thứ trưởng cho biết.
Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị. |
Việc giải ngân chậm do các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về khách quan, năm 2020, 2021 và cả 2022 tiếp tục chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nói chung, đặc biệt là vốn ODA chậm. Bên cạnh đó, giá cả leo thang, tình hình nhập nguyên vật liệu cho các dự án ODA gặp khó khăn.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng, nguyên nhân chủ quan là rất quan trọng, đặc biệt là khâu tổ chức thực hiện. Thứ trưởng lưu ý, cùng một điều kiện, cơ chế chính sách như nhau nhưng có địa phương, bộ ngành lại có kết quả giải ngân cao, nhưng lại có bộ, ngành địa phương giải ngân thấp, đặc biệt có những đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công, kể cả vốn ODA.
Theo số liệu của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chỉ đạt 9,12% kế hoạch vốn được giao, trong đó, các bộ, ngành đạt 16,12%, các địa phương đạt 5,38%. Tính từ đầu năm, thời gian xử lý đơn rút vốn đảm bảo đúng quy định. Tỷ lệ hoàn trả lại đơn rút vốn 4,7% cho thấy việc chuẩn bị đơn rút vốn đã cải thiện hơn so với trước đây.
Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022 và nêu các nguyên nhân, vướng mắc dẫn đến tình trạng chậm giải ngân nguồn vốn này.
Theo Cục Quản lý nợ, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài thấp chủ yếu xuất phát từ việc không có khối lượng hoàn thành để giải ngân.
Nguyên nhân dự án chưa có khối lượng hoàn thành do chậm triển khai các công tác sẵn sàng cho đầu tư (như chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư; chậm thiết kế cơ sở; chậm đấu thầu, vướng mắc trong đấu thầu hoặc vướng trong thực hiện hợp hiện hợp đồng với nhà thầu).
Dự án thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay; dự án chậm tiến hành công tác nghiệm thu, thanh toán hoặc đang kiện toàn ban quản lý dự án; ảnh hưởng thời tiết, bão lũ, sạt lở, dự án không triển khai được....
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân do đặc thù của dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi như: vướng mắc liên quan đến nhà tài trợ Ngân hàng Thế giới (WB) áp dụng phương thức giải ngân theo kết quả; vướng mắc do chậm nhận được ý kiến không phản đối của nhà tài trợ hoặc ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ đối với hồ sơ mời thầu. Các vướng mắc này thuộc trách nhiệm xử lý của ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án và các nhà tài trợ.
Tin liên quan
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi thư chúc mừng năm mới 2025
10:46 | 01/01/2025 Tài chính
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics