Nhận diện chiêu trò tung tin giả về dịch Covid-19 tại Việt Nam
Các đối tượng tung tin xuyên tạc, kích động người dân. (ảnh: Bộ Công an) |
Có lẽ chưa có khi nào người dân đón nhận nhiều, rất nhiều luồng thông tin dễ dẫn đến sự nghi ngờ, hoang mang liên quan đến dịch bệnh Covid-19 ngay từ khi bắt đầu xâm nhập vào nước ta. Nhất là khi Hà Nội phát hiện ca nhiễm bệnh Covid-19 số 17 đêm 6/3/2020.
Nguy hiểm hơn, trong những ma trận thông tin đó có không ít thông tin có tính bịa đặt nhằm dẫn dắt, hướng lái dư luận vào một vấn đề khác, đó là chính trị liên quan đến tổ chức, cán bộ của Nhà nước nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng trong thời điểm bắt đầu tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an, chỉ trong 2 ngày cuối tuần sau khi công bố ca bệnh số 17 (6/3/2020), trên không gian mạng đã xuất hiện hơn 80.000 tin liên quan đến dịch Covid-19 và bệnh nhân này.
Vậy, những kẻ tung tin giả thường dùng chiêu trò gì và mục tiêu của họ ra sao?
Trước hết, đó là hành động phát tán thông tin bằng những bài viết hay livestream trên các tài khoản cá nhân hoặc trên các hội, nhóm, hướng dẫn điều trị, chữa trị bệnh Covid-19 tại nhà, theo đó, kêu gọi tẩy chay, không tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh.
Thứ hai, lập ra các cuộc thăm dò ý kiến trên mạng như yêu cầu đóng cửa biên giới, ngừng hoạt động giao thương, yêu cầu những doanh nghiệp, các công ty, khu công nghiệp có yếu tố người nước ngoài thuộc các quốc gia có nhiều người nhiễm bệnh ở châu Á, châu Âu phải đóng cửa.
Thứ ba, lợi dụng khoảng trống thông tin khi các báo đài chính thống chưa kịp đăng tải để tung ra những thông tin dưới dạng “nguồn nội bộ”, “tin mật không công bố vì không có lợi”...nhằm mục đích thu hút lượt like, nhất là sự chia sẻ của cộng đồng mạng cả tin để phát tán rộng rãi, dẫn đến tâm lý hoang mang, nghi hoặc, từ đó tiếp tục có những thông tin hướng lái người dân vào những chiêu trò mà mục đích chính là phá hoại chính trị.
Điển hình là nội dung thông tin của “GS Bách, thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh cho biết…”. Bộ Y tế sáng 9/3 khẳng định, đây hoàn toàn là tin giả, trong thành phần của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch không ai có tên là Bách. Cá nhân PGS.TS Trần Xuân Bách cũng xác nhận không đưa thông tin này, đây là tin giả mạo, ông đề nghị mọi người xóa và không share.
Đây là chiêu trò mà một số tổ chức phản động lưu vong và các đối tượng chống đối tăng cường tạo dựng, phát tán nhằm thông qua đó chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam với các lời lẽ như “Chính phủ bưng bít thông tin, yếu kém trong xử lý dịch bệnh”; Việt Nam “giấu dịch”, “thực tế số người nhiễm bệnh lớn hơn rất nhiều so với con số Chính phủ Việt Nam công bố”... Một số ca tử vong chưa rõ nguyên nhân, sau khi cơ quan y tế công bố âm tính với Covid-19 thì họ tìm cách xuyên tạc rằng có sự khuất tất, che giấu.
Từ đó, chỉ trích Chính phủ “chỉ lo ảnh hưởng lợi ích mà không cung cấp đúng thông tin, tình hình về dịch bệnh”. Khi yêu cầu đóng cửa biên giới Việt – Trung không được đáp ứng, họ quay sang phê phán, nói rằng việc không đóng cửa biên giới là bằng chứng cho thấy “sự lệ thuộc” của Việt Nam. Từ đó viết bài bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Thực tế cho thấy, việc thông tin giả liên quan đến dịch bệnh Covid- 19 được đăng tải, phát tán trên mạng thời gian qua đã bị lực lượng chấp pháp xử lý quyết liệt, song hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là ý đồ lợi dụng dịch bệnh để chống phá Đảng, Nhà nước, gây rối trật tự trị an. Người dân cần nâng cao cảnh giác.
Tin liên quan
Tái định hình cuộc chơi quyền lực trong không gian
07:30 | 17/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tội phạm ma túy trên không gian mạng diễn biến phức tạp
19:49 | 07/06/2024 An ninh XNK
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics