Nguyên tắc "bất di bất dịch" của Việt Nam khi giải quyết tranh chấp
Lực lượng hải quân bảo vệ quần đảo Trường Sa được trang bị phương tiện tuần tra hiện đại, luôn đề cao cảnh giác, tuần tra theo dõi, nắm chắc tình hình trên biển, dự báo đúng tình hình để có kế hoạch và chủ động ứng phó với mọi diễn biến. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) |
Giáo sư Phạm Quang Minh, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng ngoại giao là công cụ sắc bén để thế giới hiểu hơn về Việt Nam, chia sẻ những giá trị, quan điểm, nguyên tắc bất di bất dịch của Việt Nam là giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và không đe dọa sử dụng vũ lực.
Tạo dựng môi trường hòa bình
Theo giáo sư Phạm Quang Minh, Việt Nam cần tranh thủ tiếng nói của cộng đồng quốc tế, sử dụng nền ngoại giao của mình để đạt được mục đích giải quyết hòa bình các mâu thuẫn quốc tế.
Đây là quan điểm đã được khẳng định từ năm 1988 khi Việt Nam có chiến lược ngoại giao, an ninh mới. Chiến lược này vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay với 3 nội hàm: một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh và một nền ngoại giao rộng mở.
Giáo sư Phạm Quang Minh nhận định trụ cột thứ 3 là công cụ sắc bén để thế giới hiểu hơn về Việt Nam, chia sẻ những giá trị, quan điểm, nguyên tắc bất di bất dịch của Việt Nam là giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và không đe dọa sử dụng vũ lực.
Theo giáo sư Phạm Quang Minh, quốc gia không có hòa bình sẽ không thể phát triển. Quan điểm này đã được Việt Nam khẳng định từ rất sớm.
Sau năm 1975, khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã khẳng định cần một môi trường hòa bình để phát triển.
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam cũng đã nhấn mạnh ưu tiên đầu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là phải tạo dựng một môi trường hòa bình.
Suốt từ đó đến nay, không chỉ Việt Nam mà cả ASEAN đã cùng nhau xây dựng khu vực Đông Nam Á trở thành một khu vực tương đối hòa bình. Đó là thành công không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực ASEAN.
Biển Đông là tuyến đường giao thương, hàng hải lớn, nhộn nhịp nhất của thế giới, và theo giáo sư Phạm Quang Minh, các quốc gia Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… đều có những lợi ích đan xen.
Các nước lớn một mặt đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hợp tác về kinh tế, song họ cũng chính là những nước có chi phí, tiềm lực quốc phòng mạnh nhất, với Mỹ khoảng 600 tỷ USD, Trung Quốc khoảng 200 tỷ USD, Nhật Bản khoảng 45-50 tỷ USD… Do đó, mọi cử chỉ của những quốc gia này liên quan tới vấn đề an ninh đều ảnh hưởng tới các quốc gia trong khu vực.
Vị thế mới của đất nước
Tuy nhiên, giáo sư Phạm Quang Minh nhấn mạnh bên cạnh vai trò các nước lớn, các nước vừa và nhỏ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh khu vực.
Từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, vai trò của các nước vừa và nhỏ, trong đó có khu vực ASEAN đối với vấn đề giữ gìn hòa bình và an ninh khu vực trở nên khá quan trọng.
ASEAN đã đưa ra rất nhiều các sáng kiến, từ diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), cho tới Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng mở rộng (ADMM+)...
Đặc biệt, các nước lớn đều tham gia vào các cơ chế mà ASEAN đưa ra. Điều đó cho thấy tiếng nói của các nước vừa và nhỏ ngày nay thực sự đã có ảnh hưởng rất lớn đối với việc kiến tạo nền hòa bình và giữ gìn an ninh của khu vực.
Giáo sư Phạm Quang Minh cho rằng khi tình hình Biển Đông đang có những biểu hiện trở nên căng thẳng và phức tạp, một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở sẽ bao hàm những nội dung đảm bảo cho khu vực được tự do hàng hải trên cơ sở tôn trọng pháp luật, chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và sự thịnh vượng của khu vực, bao gồm cả Biển Đông.
Những nguyên tắc của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở cũng liên quan trực tiếp đến tình hình Biển Đông.
Đối với Việt Nam, theo giáo sư Phạm Quang Minh, sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã có vị thế hoàn toàn khác.
Nhớ lại những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam là thành viên mới trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam còn bỡ ngỡ với những hợp tác có tính chất đa phương. Nhưng hiện nay, uy tín và vị thế của Việt Nam đã được nâng lên, điều đó có được bởi sự thành công của quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam, từ một nền kinh tế tập trung bao cấp sang một nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh thành công ấn tượng đó, ngoại giao Việt Nam cũng đã có rất nhiều dấu ấn quan trọng, tham gia rất tích cực vào tiến trình hội nhập, cùng các nước ASEAN xây dựng và kiến tạo một trật tự khu vực.
Vì vậy, Giáo sư Phạm Quang Minh nhấn mạnh rõ ràng các nước nhìn vào Việt Nam với vị thế không chỉ thành công trong việc cải cách kinh tế, chính trị, văn hóa trong nước mà còn tham gia tích cực vào công việc chung của khu vực và thế giới, là một thành viên chủ động, có trách nhiệm.
Việc Việt Nam trúng cử với số phiếu rất cao vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa qua cũng góp phần khẳng định thêm điều đó.
Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (giữa trái) nhận lời chúc mừng của đại diện ngoại giao các nước sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam được bầu chọn là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, tại New York, Mỹ ngày 7/6/2019. (Ảnh: THX/TTXVN) |
Trong bối cảnh hiện nay, cách thức của các nước vừa và nhỏ vẫn là giải quyết vấn đề một cách hòa bình bằng con đường ngoại giao. Sức mạnh nội lực, sự đồng thuận ở bên trong sẽ tạo cho Việt Nam một tiếng nói ngoại giao lớn hơn như Bác Hồ đã dạy: "Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn."
Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam luôn cần cố gắng thực hiện phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại./.
Tin liên quan
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics