Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên nước
Giảm cả lượng và chất
Trên thực tế, tính trung bình, mỗi người Việt Nam có thể nhận 9.650m³ nước/năm trong khi mức trung bình thế giới là 7.400m3. Tuy nhiên, xét về nguồn nước nội địa, Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới với 3.600m³/ người/ năm, ít hơn mức bình quân toàn cầu (4.000m³/ người/ năm). Điều đáng lo là 63% tổng tài nguyên nước mặt của chúng ta là ngoại lai, cụ thể ở lưu vực sông Hồng, nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt, còn ở lưu vực sông Cửu Long, con số này là 90% nên việc chủ động bảo vệ, khai thác và sử dụng là rất khó, đặc biệt là khi các quốc gia ở thượng nguồn ngày càng khai thác triệt để nguồn nước này. |
Theo báo cáo đánh giá của Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng nước mặt hằng năm của nước ta vượt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không đều giữa các mùa. Tuy nhiên, Việt Nam có nguồn nước ngầm chất lượng tốt với trữ lượng lớn nhưng ở nhiều nơi, và hiện nay nước ngầm bị khai thác tập trung. Do đó, có mức sụt giảm nghiêm trọng vì tình trạng khai thác quá mức cũng diễn ra ở Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, một số tầng nước ngầm hiện nay chỉ còn tồn tại được trong khoảng thời gian ngắn nữa.
Theo bà Ngụy Thị Khanh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tài nguyên nước cũng cho rằng, do khai thác quá mức, bị ô nhiễm, tài nguyên nước của Việt Nam đã có dấu hiệu suy thoái, ô nhiễm. Không chỉ suy thoái một số khu vực đã xảy ra mưa axít. Một số nơi, nước bị ô nhiễm cục bộ. Bà Khanh đưa ra so sánh: Tại Hà Nội, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 300.000-400.000m³ nước thải. Tuy nhiên, lượng nước thải này không qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ trước khi xả vào tuyến thoát nước chung, do đó nồng độ chất ô nhiễm ở một số điểm xả rất cao.
Còn ở TP.HCM, riêng lượng nước thải công nghiệp xả ra môi trường mỗi ngày là 400.000m³. Một số ngành công nghiệp hóa chất, phân bón, khai thác khoáng sản có lượng nước thải lớn, chứa nhiều chất độc hại được thải trực tiếp ra các sông, ao, hồ, kênh, rạch nên đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Khan hiếm và thiếu nước là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương lai. GS.TS. Ngô Đình Tuấn-Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Á cho biết, Việt Nam có tổng cộng 2.372 sông dài từ 10 km trở lên nhưng có tới 62,2% tổng nguồn nước mặt là "nhập khẩu".
Ông Đào Trọng Tứ, Ủy viên ban điều hành Mạng lưới cộng tác vì nước của Việt Nam (VNWP) cho biết, nguồn tài nguyên nước dưới đất ở nhiều khu vực đã và đang có dấu hiệu bị ô nhiễm. Đặc biệt các hồ, kênh mương ở các khu vực đô thị đang trở thành nơi chứa và dẫn nước thải. Mức độ ô nhiễm ở các thành phố lớn, các khu tập trung dân cư khá nghiêm trọng. Ở một số đoạn sông, nguồn nước bị ô nhiễm với mức độ cao và có xu hướng ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nguồn nước sông để cấp nước sinh hoạt cho nhiều địa phương. Điều này cho thấy, nguồn nước đang và đã giảm cả về chất lượng, số lượng.
Bài toán quản lý
Trong khảo sát vào đầu năm 2011 của Trung tâm Con người và Thiên nhiên cho thấy, khi lấy ý kiến của 1.300 hộ dân tại 9 xã ở 3 tỉnh thành tại các lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, sông La, sông Vu Gia, sông Thu Bồn xung quanh tác động của phát triển đối với sông ngòi, tài nguyên nước, ảnh hưởng tới sinh kế nhai thì chỉ 30% những phản hồi bức xúc của người dân với cơ quan quản lý về vấn đề suy thoái sông ngòi được phản hồi, trên 30% cộng đồng dân cư không biết làm gì để bảo vệ sông ngòi. Sông cạn, nước ô nhiễm, những người dân cận kề và phải phụ thuộc vào nước sông để sinh hoạt, tưới tiêu cây trồng là đối tượng bị chi phối nhiều nhất và bức xúc nhất.
Nếu tính theo tiêu chí nguồn nước nội địa, Việt Nam thuộc diện quốc gia thiếu nước. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai cho biết, tình trạng khai thác nước thiếu quy hoạch, lãng phí và gây ô nhiễm nguồn nước đang là những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong công tác quản lý tài nguyên nước. Để góp phần giải quyết những vấn đề này, Chính phủ đã thực hiện chiến lược phát triển có hiệu quả và bền vững nhằm khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; thực thi Luật Tài nguyên nước; phê chuẩn Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020; xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác quản lý tài nguyên nước.
Để giải quyết những tồn tại trên, theo ông Lai, thời gian tới, cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan về xử lý tội phạm về gây ô nhiễm, thất thoát, hủy hoại tài nguyên nước; khắc phục tồn tại của hệ thống pháp luật hiện hành; tăng cường đầu tư hệ thống và bộ máy bảo vệ tài nguyên nước; xã hội hóa, nâng cao nhận thức của người dân về tài nguyên nước.
Bên cạnh đó, với chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, bảo đảm phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng được thực hiện từ 2010-2020 nhằm bảo đảm an ninh về nguồn nước sử dụng cho trước mắt và lâu dài, quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước một cách tổng hợp, toàn diện, bền vững và hiệu quả cao nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Cũng trong phiên thảo luận sáng 9-11, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), nhiều đại biểu đề nghị nguyên tắc quản lý tài nguyên nước là bảo đảm hài hòa lợi ích, tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả, sử dụng tổng hợp đa mục tiêu, đảm bảo công bằng giữa quyền và lợi ích của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động này.
Hồng Nụ
Tin liên quan
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
15:22 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics