Người dân vẫn phải đi lại nhiều lần để thực hiện dịch vụ công
Nguồn: Báo cáo SIPAS 2021 |
Chỉ số SIPAS 2021 do Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ công. Đây là năm thứ 5 chỉ số này được thực hiện, chỉ số SIPAS 2021 được công bố dựa trên kết quả điều tra hơn 28,3 nghìn người dân, tổ chức từ khắp mọi vùng, miền trong cả nước.
Kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức trong năm 2021 cho thấy, vẫn còn tỷ lệ 3,26% người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để thực hiện dịch vụ công, xảy ra ở 61/63 tỉnh, thành phố.
Cùng với đó, vẫn còn 0,45% người dân, tổ chức phản ánh bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu, 0,14% người dân, tổ chức phản ánh phải nộp thêm tiền ngoài phí/lệ phí trong quá trình giao dịch dịch vụ công. 46/63 tỉnh có người dân, tổ chức phản ánh bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 22/63 tỉnh có người dân, tổ chức phản ánh phải trả thêm tiền ngoài phí/lệ phí.
Ngoài ra, vẫn còn 2,57% người dân, tổ chức bị trễ hẹn trả kết quả, nhưng chỉ có hơn 40% người dân, tổ chức nhận được thông báo của cơ quan về việc trễ hẹn trả kết quả. 57/63 tỉnh xảy ra tình trạng trễ hẹn trả kết quả dịch vụ, trong đó chỉ có 4/57 tỉnh thực hiện thông báo cho người dân, tổ chức về việc trễ hẹn và cũng 4/57 tỉnh đã thực hiện xin lỗi người dân, tổ chức về việc trễ hẹn.
Báo cáo SIPAS 2021 chỉ ra rằng, những vấn đề trên cho thấy các quy định liên quan đến cung ứng dịch vụ công cho người dân, tổ chức chưa được thực hiện nghiêm ở nhiều địa phương. Vì thế, chính quyền các cấp cần thường xuyên kiểm tra chặt chẽ hoạt động cung ứng dịch vụ công; tập trung đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu để nâng cao kỹ năng thực hiện công việc, kỹ năng giao tiếp với người dân, tổ chức… cho các công chức.
Mặt khác, phân tích cụ thể, các chỉ số hài lòng chung về tiếp cận dịch vụ là 88,66%; về thủ tục hành chính là 88,48%; về công chức là 88,25%; về kết quả dịch vụ là 89,52%; về việc cơ quan tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức là 80,9%.
Nguồn: Báo cáo SIPAS 2021 |
Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính nói chung cả nước năm 2021 là 87,16%. Các tỉnh có Chỉ số hài lòng cao ở nhóm đầu (từ 90% trở lên) gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tĩnh, Sơn La, Bắc Ninh và Bắc Giang. Ngược lại, 5 địa phương có chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức thấp nhất trong năm 2021 là Cao Bằng, Bình Phước, Bình Thuận, Quảng Bình, Đắk Lắk.
Bên cạnh đó, các địa phương “đầu tàu” của cả nước lại có chỉ số hài lòng của người dân về giải quyết thủ tục hành chính không cao. Theo bảng xếp hạng SIPAS 2021, Hà Nội xếp thứ 30, Đà Nẵng xếp thứ 34, TPHCM xếp thứ 39.
Cũng theo kết quả được công bố, 3 nội dung mà người dân, tổ chức mong đợi các cơ quan hành chính nhà nước cải thiện nhiều nhất là: Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính.
Vì thế, báo cáo SIPAS 2021 nhận định, các cơ quan cung ứng dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến cần các giải pháp phù hợp đảm bảo các chương trình, kế hoạch xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, xây dựng chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, nhằm thay đổi phương thức hoạt động được công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho người dân theo dõi, giám sát; người dân, tổ chức có thêm nhiều cơ hội thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính.
Nói về vấn đề này, theo bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính là công cụ theo dõi, đánh giá kết quả, tác động của quá trình triển khai cải cách hành chính tới việc cải thiện chất lượng hoạt động, phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp, tới lợi ích của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho cho rằng, các kết quả nêu trên cho thấy nổi lên công tác xây dựng thể chế, chính sách; công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số, chính quyền số đã có nhiều chuyển biến quan trọng, thiết thực góp phần thực hiện công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội.
Tin liên quan
Cải cách hành chính trên tất cả lĩnh vực tài chính - ngân sách
10:00 | 31/12/2024 Tài chính
Bộ Nội vụ hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ khi tinh gọn tổ chức bộ máy
13:08 | 10/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Nội vụ nói gì về việc giải quyết nhân sự sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy?
20:54 | 07/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
15:39 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
07:34 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
06:29 | 01/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
15:31 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
15:13 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương
14:25 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Qua thời... nhà mặt phố?
08:07 | 30/12/2024 Người quan sát
Bánh chưng làng
09:45 | 29/12/2024 Người quan sát
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan TPHCM: Hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mặt công tác
Hải quan TPHCM tôn vinh 37 doanh nghiệp tiêu biểu
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics