Ngành Hải quan đã có những bước cải cách quan trọng góp phần tạo thuận lợi thương mại
15 năm đóng góp tích cực vào công cuộc cải cách hải quan | |
Cải cách hải quan trước tác động của xu hướng hội nhập quốc tế |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu tại hội nghị. Ảnh: C.Long |
Hội nghị dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi và ông Bradley Bessire, Phó Giám đốc USAID Việt Nam.
Về phía Tổng cục Hải quan, tham dự có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành.
Hội nghị cũng đã quy tụ hơn 200 đại diện từ các bộ, ngành, hiệp hội thương mại và cộng đồng doanh nghiệp để xem xét các biện pháp tạo thuận lợi thương mại gần đây và đưa ra lộ trình cải cách tiếp theo.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, Hội nghị “Cải cách hải quan và triển vọng thương mại Việt Nam” được tổ chức là một minh chứng cho những nỗ lực của Việt Nam trong việc tiếp tục cải thiện môi trường về triển vọng của thương mại toàn cầu để tiếp tục có những bước đi phù hợp. Trong những năm gần đây, dù bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả khả quan.
Ngày 13/7/2021, Thủ tưởng Chính phủ ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTg về chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã đề ra định hướng chủ yếu phát triển thương mại trong nước giai đoạn tới, trong đó có việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước; từng bước phát triển thương mại trong nước ổn định, bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại trong nước cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Có thể nói, nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển thương mại Việt Nam.
Phó Tổng cục Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành phát biểu tại hội nghị. |
Trong quá trình nỗ lực cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hải quan nói riêng trong 4 năm vừa qua, với sự hỗ trợ tích cực của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ thông qua Dự án Tạo thuận lợi thương mại TFP, các nhiệm vụ quan trọng về cải cách của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã được triển khai thực hiện và đạt được kết quả nhất định, trong đó có thể kể đến việc áp dụng toàn diện quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan thông qua việc thực hiện các quy định đồng bộ về quản lý rủi ro và triển khai Chương trình thí điểm tự nguyện tuân thủ.
Theo đó, khi doanh nghiệp tham gia Chương trình sẽ được cơ quan hải quan tạo thuận lợi, hỗ trợ, hướng dẫn miễn phí tất cả các nội dung liên quan đến lĩnh vực áp dụng quản lý rủi ro, tuân thủ pháp luật hải quan và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và quá cảnh.
Tiếp đó là việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa quốc gia, cơ chế Một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin trên cơ chế Một cửa quốc gia; thực hiện Chương trình doanh nghiệp ưu tiên với định hướng tiệm cận với Khung tiêu chuẩn an ninh và Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Hải quan giới và thực hiện Công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên đối với các nước thành viên ASEAN; triển khai Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo Quyết định 38/QĐ-TTg (năm 2021).
Có thể nói những bước cải cách rất quan trọng của cơ quan Hải quan nhằm hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu - một trong những động lực phát triển kinh tế.
Với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy hiệu quả và sự hài lòng làm thước đo đánh giả chất lượng phục vụ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi..., chính là đòn bẩy tạo thuận lợi cho doanh nghiệp góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút "làn sóng" đầu tư trước những biến động lớn trong chuỗi cung ứng và sản xuất sau đại dịch Covid-19.
Thực hiện Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030 theo Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, ổn định, cụ thể, khả thi, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, phù hợp các chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là những mục tiêu cải cách trọng yếu mà cơ quan Hải quan cần nỗ lực hoàn thành sớm tạo tiền đề pháp lý cho các hoạt động hiện đại hóa và cải cách hải quan.
Để đạt được những kết quả trên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, hỗ trợ của Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ là kịp thời hơn bao giờ hết, đặc biệt liên quan đến việc Việt Nam thực thi Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO. Dự án đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách hành chính và pháp lý hiệu quả thông qua nhiều hoạt động, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật để áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan, nâng cao năng lực và phát triển quan hệ đối tác công- tư hiệu quả.
Ông Bradley Bessire, Phó Gián đốc USAID Việt Nam chia sẻ: Trong hai thập kỷ qua, USAID luôn ủng hộ hoạt động tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam. USAID, thông qua dự án Tạo thuận lợi Thương mại, đã và đang hợp tác chặt chẽ với cơ quan Hải quan Việt Nam để thực hiện những cải cách quan trọng đối với thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại. Những nỗ lực này đang góp phần giảm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp. Những nỗ lực chung của chúng ta nhằm đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu và kiểm tra chuyên ngành đã mang đến những kết quả rõ rệt.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Giám đốc Ban Quản lý Dự án (PMU) cho biết, cùng với sự phát triển về thương mại, sự gia tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu, khối lượng công việc của cơ quan Hải quan ngày càng tăng, đặt ra yêu cầu cho cơ quan Hải quan phải kịp thời cải cách, đổi mới, phải nghiên cứu, áp dụng các hình thức quản lý mới với mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, đồng thời vẫn thực hiện được những nhiệm vụ về quản lý, kiểm soát, ngăn chặn gian lận thương mại ngày càng tinh vi trong khi các nguồn lực đảm bảo cho thực thi nhiệm vụ có hạn.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ của xu hướng tiêu dùng, quảng bá sản phẩm và tiếp cận người tiêu dùng do ảnh hưởng của đại dịch dẫn đến sự bùng nổ của thương mại điện tử quốc tế cũng đòi hỏi cơ quan Hải quan phải có chính sách quản lý phù hợp, theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo sự công bằng, thuận lợi, nhưng cũng đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, phòng, chống gian lận thương mại.
Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển đột phá của các công nghệ tiên tiến và yêu cầu về việc chuyển đổi số đặt ra các thách thức và cũng là động lực cho Hải quan Việt Nam trong việc thực hiện hải quan số và ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý hải quan.
Hội nghị thu hút hơn 200 đại diện từ các Bộ, ngành, hiệp hội thương mại và cộng đồng DN. |
Nhìn nhận các xu hướng và thách thức nêu trên, cùng với quan điểm quyết liệt về cải cách, Tổng cục Hải quan đã xây dựng Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022, trong đó đưa ra những mục tiêu trọng tâm có thể kể đến như: xây dựng thành công mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh, hiện đại hóa, thực hiện hải quan xanh, xây dựng Luật Hải quan (dự kiến trình Quốc hội vào năm 2026) thay thế Luật Hải quan hiện hành với nhiều thay đổi trong quy trình thủ tục và quản lý hải quan, xây dựng mô hình quản lý phối hợp biên giới, mô hình thông quan tập trung, phát triển và tăng cường quan hệ hải quan - doanh nghiệp, tự động hóa công tác kiểm soát hải quan, cải cách các thủ tục hành chính hải quan thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế…
Theo số liệu thống kê, năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 545,32 tỷ USD, tăng 5,4% với năm 2019, lượng tờ khai được cơ quan Hải quan xử lý, thông quan là 13,7 triệu tờ khai. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,8%, tương đương tăng tới 123 tỷ USD so với năm 2020. Số lượng tờ khai hải quan được xử lý là 14,6 triệu tờ khai trong cả lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu. Năm 2022, tính đến ngày 15/11/2022, số liệu thống kê sơ bộ về kim ngạch xuất nhập khẩu là 664,7 tỷ USD, trong đó xuất siêu là 8,66 tỷ USD. |
Tin liên quan
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
20:20 | 26/12/2024 Hải quan
Những thách thức đặt ra cho công tác thu của ngành Hải quan năm 2025
15:52 | 26/12/2024 Hải quan
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%
23:32 | 25/12/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
21:52 | 26/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan TPHCM hoàn thành toàn diện 5 nhiệm vụ trọng tâm
16:15 | 26/12/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 12/2024
15:27 | 25/12/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ngãi phấn đấu thu NSNN vượt chỉ tiêu năm 2025
08:58 | 25/12/2024 Hải quan
Hải quan Việt Nam – Hàn Quốc ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên
08:58 | 25/12/2024 Hải quan
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
15:50 | 24/12/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Nam hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
11:13 | 24/12/2024 Hải quan
Cục Hải quan Hà Nội có nhiều dấu ấn trong thực hiện nhiệm vụ năm 2024
11:08 | 24/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
10:18 | 24/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
08:43 | 23/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics